Nhớ ông Ngô Xuân Quýnh

Có thể nói ông Quýnh đã cống hiến phần lớn cuộc đời mình cho đội Thể Công. Ông là cầu thủ, là HLV trưởng, là bí thư đảng đoàn Thể Công, là Đoàn trưởng Đoàn bóng đá Thể Công. Chính thời ông làm lãnh đạo đội bóng này, Thể Công…

23/10/2007 00:00:00

Có thể nói ông Quýnh đã cống hiến phần lớn cuộc đời mình cho đội Thể Công. Ông là cầu thủ, là HLV trưởng, là bí thư đảng đoàn Thể Công, là Đoàn trưởng Đoàn bóng đá Thể Công. Chính thời ông làm lãnh đạo đội bóng này, Thể Công luôn giành những vị trí cao nhất của bóng đá Việt Nam.

Ông là lứa cầu thủ đầu tiên của đội, chơi ở vị trí trung vệ. Năm 1958, báo Thời Mới (tiền thân của báo Hà nội mới ngày nay) có sáng kiến lập đội hình tiêu biểu của năm, ông đã có trong danh sách 11 cầu thủ ưu tú nhất.

Pho sử của bóng đá VN, một người đóng góp lớn cho Thể Công cũng như bóng đá VN

Ông treo giày sớm và được cử đi đào tạo HLV tại Học viên Thể thao của Hồng quân Liên Xô. Là người ham học hỏi, thích nghiên cứu, mơ ước của ông sau khi về nước là được giảng dạy môn sinh lý học TDTT. Thế nhưng lúc đó, miền bắc đang có chiến tranh, ông đành Sxếp bút nghiên⬝ cùng đội Thể Công đi sơ tán.

Năm 1966, thể thao quân đội có 2 quyết định gây Ssốc⬝. Một là giải tán phòng TDTT quân đội, hai là giải tán đội Thể Công.

Phòng TDTT quân đội đã giải tán, quyết định giải tán Thể Công đã nằm trên bàn của Bộ Tổng tham mưu. Ông Quýnh⬦ dò được tin ấy bèn bàn bạc với 1 số cán bộ tâm huyết và đích thân ông gặp thiếu tướng Bằng Giang đề nghị can thiệp với cấp trên không giải tán Thể Công.

Ông còn vận động thêm 1 số tướng lĩnh có trách nhiệm trong Tổng cục Chính trị QĐNDVN can thiệp và cuối cùng quyết định giải tán Thể Công được huỷ bỏ. Phương án Sgiữ đội hình chính, lo lực lượng kế cận cho lâu dài⬝ của ông được chấp thuận. Thể Công⬦ thoát nạn.

Thực hiện phương án ấy, ông đã xây dựng kế hoach tuyển chọn VĐV trẻ để đưa ra nước ngoài đào tạo. Một chiến dịch tuyển sinh rầm rộ được triển khai từ vĩ tuyến 17 trở ra đến Lạng Sơn và 26 cầu thủ trẻ đã trở thành thành viên của SĐoàn chú Quýnh⬝ đi Triều Tiên tập luyện.

Họ ra đi âm thầm trong đêm. Có những đồng chí tâm huyết đến chia tay và ông Quýnh hứa với họ Ssẽ gặp nhau trên sân Vườn Ông Thượng giữa Sài Gòn giải phóng⬝. 11 tháng ở Triều Tiên với sự tự lực toàn bộ về chuyên môn (Quân đội Triều Tiên chỉ giúp đỡ về địa điểm tập luyện, chỗ ăn, chỗ ở), các thành viên của SĐoàn chú Quýnh⬝ đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

Họ đá đá 56 trận, xây dựng được 1 lối chơi tiên tiến kết hợp sức mạnh thể lực, sức mạnh tập thể với tốc độ cao. Khi trở về nước, trừ đội Thể Công Sanh⬝ ra (Thể Công Sem⬝ thua 1-2), tất cả những đội sừng sỏ nhất ở miền bắc đều bị Thể công Sem⬝ cho phơi áo hết. Lứa cầu thủ này còn để lại dấu ấn sâu đậm trên sân cỏ Việt Nam khi đất nước thống nhất vài năm.

Sau năm 1980, ông Quýnh được điều đi làm công tác khác. Thể Công bắt đầu Scó vấn đề⬝. Năm 1983, Thể Công thi đấu bết bát, nguy cơ xuống hạng đến gần mà trận thua CSG 0-3 là giọt nước làm tràn ly. Ông Quýnh được điều về Schữa cháy⬝ và Thể Công hồi lại dần dần rồi có mặt ở trận chung kết, giành chức VĐQG.

Năm sau, Thể Công lại thi đấu không thành công, hết giại đoạn 1 đứng bét một bảng. Ông Quýnh được điều trở lại. Với bài SHịch bóng đá⬝ nổi tiếng và các biện pháp vừa cứng rắn vừa tình cảm của ông, Thể Công tiến từng bước và lại có mặt ở trận Chung kết. Lần này Thể Công xếp thứ 2.

Sau khi về hưu với quân hàm Đại tá, ông Quýnh vẫn giữ mối quan hệ chặt chẽ với đội Thể Công. Ông là Phó chủ tịch LĐBĐVN khóa 1 nhưng lòng vẫn hướng về mảnh đất thiêng đã sinh ra và đào tạo mình thành một cán bộ cao cấp của quân đội. Ông rất buồn vì Thể Công không còn giữ được nhiều phẩm chất của thế hệ đàn anh vì thế thành tích luôn trồi sụt thất thường.

Năm 2004, Thể Công đứng trước nguy cơ xuống hạng. Người ta lại nhớ đến ông và ngỏ ý mời ông về cứu nguy. Ông đưa ra điều kiện, ấy là phải giao cho ông quyền lực thực sự, nếu chỉ là một Sanh⬝ tham mưu thì ông không nhận.

Ông nói: SMình là đại tá về hưu, không có quyền lực ai người ta nghe mình. Việc nước sôi lửa bỏng mà không có hành động cương quyết sao làm nổi, mà muốn làm được như thế phải có quyền lực trong tay⬝. Đề xuất của ông Quýnh không được chấp nhận. Ông đau đớn đứng ngoài cuộc nhìn Thể Công xuống hạng.

Lúc đó ông tâm sự với bè bạn: STôi chẳng đòi hỏi gì về quyền lợi. Trụ được hạng, cấp trên có thưởng tôi cũng chiêu đãi anh em hết, không giữ cho mình một đồng. Tôi chẳng⬦ húc vào núi với 2 bàn tay trắng, gần 70 tuổi rồi, Stri thiên mệnh⬝ rồi, không có quyền lực thì đừng dính vào⬝.

Đội Thể Công xuống hạng, ông ủ rũ như tàu rau héo. Ông nói: STrái tim tôi đau nhói mỗi khi nghĩ đến chuyện Thể Công xuống hạng⬝. Ông đã mất mà không kịp nhìn thấy đội bóng Scủa mình⬝ trở lại hạng.

Ông ra đi đột ngột. Những ngày trước đó ông vẫn băn khoăn với cái tên Thể Công. Viettel. Ông bảo rằng dính cái đuôi Viettel ấy vào chẳng ích lợi gì, nó chỉ làm quá khứ hào hùng của Thể Công nhạt đi.

Nay thì Thể Công đã trở lại hạng, cái Sđuôi⬝ cũng đã cắt rồi, thế cũng thoả lòng một con người suốt đời tâm huyết với đội đại biểu quân đội.

Ông đã giữ lời hứa với bè bạn là đội bóng trẻ của mình sẽ về thi đấu trên sân Vườn Ông Thượng giữa Sài Gòn giải phóng. Vậy mà hôm nay, khi Thể Công lại là Thể Công ông lại không có mặt.

Vì vậy mà những người tâm huyết với Thể Công càng nhớ đến ông.

* Chuyên gia bóng đá Ngô Xuân Quýnh sinh ngày 16/3/1933 tại Hưng Nguyên, Nghệ An; mất ngày 25/12/2005 tại Hà Nội.

Theo VTC