Người thương binh có công lớn với thể thao Thanh Hóa

Thương binh hạng 2/4 từ miền Nam ra tập kết Nguyễn Đình Châu là người gắn bó với thể thao Thanh Hóa, đặc biệt là môn bóng đá trong suốt 20 năm trời.

23/07/2007 00:00:00

Thương binh hạng 2/4 từ miền Nam ra tập kết Nguyễn Đình Châu là người gắn bó với thể thao Thanh Hóa, đặc biệt là môn bóng đá trong suốt 20 năm trời.

Năm 1955, người thương binh hạng 2/4 từ miền Nam ra tập kết Nguyễn Đình Châu nhận nhiệm vụ giảng dạy ở một trường tiểu học của thị xã Thanh Hoá.

Là một người có tầm vóc nhỏ bé nhưng chơi được bóng đá, ông được mời tham gia đội bóng Thanh Hoá tham gia giải hạng A miền Bắc. Mỗi lần ông ra sân ở vị trí tiền đạo góc trái, khán giả lại được thấy vết sẹo dài trước đùi ông.

SĐó là kỷ niệm ở chiến trường Tây Nguyên. May mà tôi chỉ bị thương phần mềm nên vẫn có thể chơi bóng đá⬝, ông nói với các bạn bè như vậy.

Rồi ông được chuyển từ ngành giáo dục sang ngành TDTT, phụ trách bộ môn bóng đá tỉnh suốt 20 năm trời, cho đến ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng.

Ông nổi danh ở ngành TDTT Thanh Hoá không phải là cái chân trái rất khéo khi lâm trận mà chính là việc ông tham gia thi chạy đường dài với danh thủ Tiệp Khắc Zatopek, người vừa vô địch Olympic 1952 ở cự ly 5.000m, 10.000m và marathon (42,195 km).

Zatopek cao trên 1m80, ông Nguyễn Đình Châu chỉ cao 1m60, cân nặng cũng chưa đến con số 50 nhưng vẫn⬦ Sok⬝ khi được bố trí vào đội hình thi đấu trong cuộc thi tại Hà Nội. Ông đã bám Zatopek gần nửa chặng thi và luôn tự hào vì mình không phải là người về đích cuối cùng.

Sau cuộc thi này, ông chuyên tâm vào môn bóng đá. Ông là người khai sinh ra các lớp nghiệp dư bóng đá đầu tiên của Thanh Hoá (1960) và trực tiếp huấn luyện. Nhiều học trò của ông sau này là nòng cốt của các đội Công an Thanh Hóa, Thể Công, Phòng không – Không quân, Quân khu 4, Quân khu 3.

Sự nhiệt tình của Sthày Châu⬝ luôn là nhân tố tích cực giúp các lớp nghiệp dư hoạt động tốt. Ông là một trong những người tích cực nhất trong việc tổ chức, thành lập đội bóng đá trẻ Thanh Hoá. Đội bóng này năm 1967 trở thành đội Công an Thanh Hóa. Lực lượng trọng tài cũng do ông lựa chọn và phát triển.

Khi giặc Mỹ tiến hành chiến tranh phá hoại cũng là lúc Thanh Hoá thành lập Trường năng khiếu thể thao. Trường và đội CATH phải sơ tán về 2 vùng nông thôn khác nhau. Với 1 chiếc xe đạp thiếu niên Liên Xô, ông Châu đã rong ruổi từ TDTT đến các khu sơ tán của các đội bóng.

Ông chính là chiếc cầu nối của ngành TDTT tỉnh với các bộ phận liên quan. Ông còn trực tiếp đến các đơn vị Thanh niên xung phong đóng ở các bến cầu phà để phát triển phong trào Schạy, nhảy, bơi, bắn, võ⬝.

Năm 1973, Hiệp định Paris được ký kết, các hoạt động thể thao ở miền Bắc hoạt động trở lại, ông Nguyễn Đình Châu tiếp tục công việc tổ chức và phát triển bóng đá với các giải hạng A của đội CATH, giải phong trào trong tỉnh, các đội nghiệp dư thanh thiếu niên và giải phong trào toàn miền.

Suốt 20 năm trời, bộ môn bóng đá tỉnh Thanh Hóa chỉ có mình ông nhưng mọi việc đều trôi chảy hết.

Gia đình ông rất nghèo; lương của 2 vợ chồng chẳng đủ nuôi 6 con nhỏ (vợ ông cũng là giáo viên tiểu học), việc vác rá đi đến nhà bè bạn Stạm ứng⬝ ít gạo là⬦ Schuyện thường tuần⬝ nhưng ông luôn lạc quan, yêu đời, vẫn một đàn Mandolin hoặc đàn guitare ca hát trong các cuộc sinh hoạt tập thể.

Chẳng bao giờ thấy ông kêu ca hay kể khổ. Ông luôn được bạn bè giúp đỡ vô tư, họ biết cho ông Stạm ứng⬝ là chuốc lấy Snợ khó đòi⬝ nhưng vẫn vui lòng chia sẻ.

Một tay ông lo lắng cho bóng đá Thanh Hoá. Điều này thì những người tâm huyết với thể thao Thanh Hoá ai cũng biết. Ông đã ba cùng, nói theo ngôn ngữ hôm nay là Săn bóng đá, ngủ bóng đá⬝ với điều kiện hoạt động hết sức eo hẹp, gian khổ.

Năm 1976, ông trở về quê hương Kông Tum và phụ trách bộ môn bóng đá của tỉnh. Những kinh nghiệm ở Thanh Hoá được ông đem ra sử dụng, có cải tiến ít nhiều cho phù hợp với tình hình của vùng mới giải phóng.

Trong lần đi thi đấu giao hữu ở Kông Tum năm 1978, cả đội bóng CATH đã đến nhà Sthầy Châu⬝ thăm ông. Họ vẫn không quên ơn thầy.

Vốn liếng chuyên môn để ông hành nghề mấy chục năm chỉ là kinh nghiệm thi đấu ở đội Thanh Hoá và một lớp bồi dưỡng 3 tháng (năm 1956) do chuyên gia Trung Quốc giảng dậy. Chỉ thế thôi nhưng ông đã làm được rất nhiều việc cho bóng đá tỉnh Thanh.

SChất⬝ bộ đội cụ Hồ trong ông chính là nguồn lực để ông Smột mình một ngựa sắt⬝ hoàn thành công việc của nhiều người. Ông luôn tự hào với chiếc huy hiệu thương binh đeo trên ngực.

Rất vô tư, rất liêm khiết, ông để lại cho bà con ở quê hương thứ 2 của mình (vợ ông là người Thanh Hoá) những kỷ niệm đẹp về trách nhiệm với công việc của một người Đảng viên.

Theo VTC News