HLV trưởng Olympic Cameroon, Martin Felix: Bóng đá là lối thoát

Sau thành tích lọt vào tứ kết World Cup 1990, năm 2000 đội tuyển Olympic của đất nước có biệt danh "Những chú sư tử bất khuất" đã giành HCV bóng đá nam Olympic 2000. HLV ĐT Olympic Cameroon, chuẩn bị cho vòng loại Olympic Bắc Kinh 2008, đến Việt Nam…

Không chỉ là đội bóng mạnh hàng đầu châu Phi, bóng đá Cameroon còn luôn gây bất ngờ ở tầm thế giới. Sau thành tích lọt vào tứ kết World Cup 1990, năm 2000 đội tuyển Olympic của đất nước có biệt danh “Những chú sư tử bất khuất” đã giành HCV bóng đá nam Olympic 2000. HLV ĐT Olympic Cameroon, chuẩn bị cho vòng loại Olympic Bắc Kinh 2008, đến Việt Nam tham dự Cúp Bách Việt đã trả lời phóng viên…

Lứa Olympic của Cameroon giành HCV năm 2000. Vậy lứa Olympic đến Việt Nam lần này sẽ là hy vọng của bóng đá Cameroon tại Olympic 2008?

Chúng tôi đã chuẩn bị khá kỹ cho chuyến du đấu châu Á lần này để chuẩn bị cho vòng loại Olympic Bắc Kinh 2008, và trong đó có giải bóng đá Bách Việt Cúp của các bạn. Chúng tôi chuẩn bị rất nghiêm túc vì không muốn bị “lỡ chuyến tàu” đến Bắc Kinh 2 năm tới. Olympic Athens 2004, chúng tôi bị loại từ vòng bảng, vì thế mục tiêu của bóng đá Cameroon là có mặt ở Olympic Bắc Kinh 2008 và giành chức vô địch. Tuy nhiên, trong chuyến sang châu Á và đến Việt Nam, chúng tôi chỉ mang theo các cầu thủ tốt nhất trong nước, còn khi thi đấu tại Bắc Kinh, chúng tôi sẽ bổ sung thêm một số cầu thủ xuất sắc hiện đang thi đấu ở nước ngoài.

Lần đầu tiên sang Việt Nam, ấn tượng của ông là gì?

Mặc dù bây giờ có dịp đến Việt Nam song tôi đã biết đến đất nước các bạn từ lâu, nhưng trừ bóng đá. Đất nước của các bạn rất đẹp và hiếu khách. Hy vọng tôi sẽ còn nhiều dịp đến với Việt Nam

Ông có biết một số cầu thủ Cameroon đã và đang thi đấu ở giải VĐQG Việt Nam không?

Thật à, đây quả là một điều thú vị đối với tôi đấy (cười). Các bạn thấy họ thi đấu không đến nỗi tồi chứ? ~ đất nước chúng tôi, phong trào bóng đá trong quần chúng rất phát triển, và qua đó, có nhiều cầu thủ chọn bóng đá như một nghề để mưu sinh. Bóng đá đang là một lối thoát cho thế hệ thanh, thiếu niên Cameroon. Việc có cầu thủ chúng tôi thi đấu tại đây cũng chứng tỏ điều đó và có thể khẳng định, nền bóng đá của Việt Nam cũng đang phát triển.

Nhiều CLB bóng đá chuyên nghiệp ở Việt Nam có xu hướng tìm kiếm nguồn ngoại binh đến từ châu Phi. Tuy nhiên, về mức giá cả để thoả thuận nhằm có một cầu thủ có đẳng cấp thì lại thường gặp vấn đề. Vậy theo ông chi phí sẽ khoảng bao nhiêu là hợp lý?

Điều này tôi không thể nói trư ớc đư ợc. Nó còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, từ chi phí chuyển nhượng quốc tế cho đến mức lương cụ thể của từng cầu thủ dựa vào đẳng cấp của họ. Theo tôi, các câu lạc bộ không nên tiếc tiền để thuê một cầu thủ giỏi, bởi bóng đá là môn chơi tập thể, nhưng trong đó, vai trò của một vài cá nhân xuất sẽ làm nâng cao chất lượng, trình độ của đội bóng một cách nhanh chóng. Việc cần làm là phải tìm đúng nguồn để có cầu thủ tốt.

Và ông sẽ sẵn sàng giúp các CLB Việt Nam trong khả năng tài chính của họ chứ?

Trong thời gian còn ở lại Việt Nam, tôi có thể giúp các bạn về một vài vấn đề, cụ thể như tư vấn về nguồn cầu thủ, cách lựa chọn cầu thủ tốt, tất nhiên chỉ có ưu thế tư vấn trong một khoảng thời gian ngắn vì tôi còn tập trung cho các cầu thủ của mình thi đấu. Hy vọng Việt Nam sẽ để lại cho tôi những kỷ niệm đẹp, và chắc rằng tôi còn trở lại Việt Nam nhiều lần và có thể ở những cư ơng vị khác với hiện nay.

Xin cảm ơn ông!

(Theo TTVN)