Sáng qua (31-3), LĐBĐVN (VFF) đã tổ chức tổng kết hoạt động bóng đá nữ 2004 và triển khai kế hoạch năm 2005. Tham dự có Phó Chủ tịch thường trực Trần Duy Ly, Quyền Tổng thư ký Phan Anh Tú; các Trưởng, Phó ban chức năng của LĐ cùng đại diện 6 CLB: Hà Nội, Hà Tây, Hà Nam, Than Cửa Ông, Thái Nguyên và TPHCM.
Quyền TTK kiêm Trưởng ban bóng đá nữ của VFF Phan Anh Tú phát biểu tại buổi lễ Ảnh: Anh Tú
Phát biểu tại buổi lễ, Quyền Tổng thư ký kiêm Trưởng ban bóng đá nữ của VFF Phan Anh Tú nhấn mạnh: ĐTQG mạnh là nhờ vào chính các CLB, để tiếp tục đẩy mạnh sự phát triển cần phải tăng số lượng CLB bóng đá nữ, như vậy sẽ có nhiều cầu thủ nữ hơn nữa. Để làm được điều này, VFF sẽ cố gắng phối hợp với một số đơn vị để tổ chức thêm các giải đấu.
Trong năm 2004, nhằm giúp các đội bóng đá nữ phần nào giảm bớt những khó khăn về tài chính, lãnh đạo LĐBĐVN đã quyết định hỗ trợ kinh phí và trang thiết bị cho 6 đội bóng tham dự giải VĐQG 2004 với tổng số tiền là 360 triệu đồng. Cũng trong năm 2004, LĐBĐVN đã hỗ trợ trang thiết bị cho các tuyến trẻ của 6 đội bóng đá nữ số tiền 24 triệu đồng/CLB.
Ông Mai Đức Chung – Trưởng bộ môn bóng đá của UBTDTT nhận xét các nữ cầu thủ rất yếu và thiếu kỹ-chiến thuật, đó là do một số CLB mới chỉ quan tâm rèn thể lực, bỏ qua chuyên môn. Đây cũng là lý do khiến các cầu thủ khi được triệu tập lên ĐTQG, BHL thường rất tốn công sức, thời gian để đào tạo lại.
Ông Đinh Văn Luyến – Phó Giám đốc Trung tâm TDTT Hà Tây gợi ý, ngoài giải VĐQG, VFF nên tổ chức giải bóng đá nữ 7 người dành cho các đội trẻ, để các cầu thủ được ra sân. Ông Luyến nhấn mạnh nếu không tập trung làm bóng đá trẻ thì chỉ khoảng 3 năm nữa, bóng đá nữ sẽ hết nguồn kế cận.
Năm 2004, đội tuyển nữ tuy trẻ hoá nhưng vẫn đạt được những thành tích đáng kể trong khu vực với HCB và HCĐ giải nữ Đông Nam Á lần thứ 1; HCV giải quốc tế Than Việt Nam (giải đấu được AFC công nhận)⬦ Bước đầu đã có những gương mặt trẻ đầy tiềm năng như: tiền đạo Tuyết Mai (Hà Nội), hậu vệ Vũ Thị Hậu (Thái Nguyên), Minh Nguyệt (Hà Tây)⬦ Vào tháng 6 tới, ĐTQG nữ sẽ tham dự vòng loại giải Vô địch nữ châu Á 2005 với nhiệm vụ vào được vòng 2. Đặc biệt tại SEA Games 23 vào tháng 12 tới, ĐT có nhiệm vụ bảo vệ thành công HCV⬦
Phó Chủ tịch thường trực Trần Duy Ly khẳng định, VFF luôn cố gắng chăm lo toàn diện cho bóng đá nữ.
Báo cáo của LĐBĐVN được FIFA lấy làm mẫu cho các LĐBĐQG
Trong các ngày 28 và 29/3, ông J.Winsor – Cán bộ văn phòng Dự án của FIFA tại châu Á đã đến và làm việc với lãnh đạo LĐBĐVN cùng các ban chức năng về các vấn đề: sử dụng, bảo dưỡng trụ sở LĐ (Kinh phí xây dựng trụ sở LĐBĐVN do FIFA hỗ trợ theo Dự án Phát triển mục tiêu của FIFA giai đoạn 1); sử dụng khoản tiền thuộc Quỹ hỗ trợ phát triển bóng đá của FIFA (Việt Nam tiếp tục được tham gia Quỹ hỗ trợ phát triển bóng đá FIFA giai đoạn 2 từ năm 2005-2008 với mức tiền 250.000 USD/năm) trong hoạt động của LĐBĐ quốc gia và việc phát triển dài hạn LĐBĐ quốc gia.
Ông Winsor cho biết các báo cáo của LĐBĐVN được FIFA đánh giá cao và đã lấy đây làm mẫu cho các LĐBĐ quốc gia học tập. Đặc biệt, trong số 26 quốc gia ở châu Á được tham gia chương trình của FIFA thì Việt Nam là 1 trong số 4 nước làm chuẩn nhất. Tuy nhiên, ông Winsor cũng lưu ý LĐBĐVN cần bám sát các chủ trương của FIFA trong quá trình hoạt động và nhấn mạnh nếu biết kết hợp cả Dự án phát triển của FIFA với chương trình Tầm nhìn châu Á của AFC thì rất tốt, trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng nên theo đến cùng chương trình của FIFA.
Bóng đá nữ sẽ được đầu tư nhiều hơn
Ông Winsor cũng nói rõ mọi nguyên tắc của FIFA đề ra cần phải được thực hiện theo chính xác và dẫn chứng trong số 250.000 USD được hỗ trợ các LĐBĐQG phải dành tối thiểu 25.000 USD để phát triển bóng đá nữ. Việc LĐBĐVN dành nhiều hơn 25.000 USD cho bóng đá nữ đã được vị chuyên gia của FIFA khen ngợi.
Nói về phát triển LĐBĐ, ông Winsor khuyên nên theo cấu trúc của AFC, FIFA và lưu ý sau khi tiến hành Đại hội xong gần phải gửi Điều lệ cũng như Quy chế hoạt động của Liên đoàn tới AFC. Theo ông Winsor thời gian qua đã có một số LĐBĐQG làm không đúng theo quy trình mà AFC đưa ra nên đã bị phạt.
Ông Winsor nhấn mạnh các chức danh Chủ tịch, Phó Chủ tịch cũng như Ban chấp hành⬦ bắt buộc phải qua bầu cử, đồng thời tư vấn việc mời các đại biểu dự Đại hội phải là các thành viên của LĐBĐQG – đây sẽ là những người tham gia bầu các chức danh của LĐBĐQG.
Bộ trưởng – Chủ nhiệm UBTDTT Nguyễn Danh Thái:
Bộ trưởng Nguyễn Danh Thái đã tái khẳng định như vậy trong cuộc trao đổi với các phóng viên sáng qua. Cũng theo Bộ trưởng, chủ trương sớm tuyển chọn HLV ngoại được thống nhất từ trước cũng như UBTDTT chưa và không bao giờ có ý định can thiệp vào công việc của VFF.
Bộ trưởng Nguyễn Danh Thái gặp gỡ các nhà báo
PV:Thưa Bộ trưởng, vừa qua có những thông tin trái chiều về việc tuyển chọn HLV ngoại. Quan điểm chính thức của Bộ trưởng về vấn đề này như thế nào?
Bộ trưởng Nguyễn Danh Thái: Thực ra, có một số vấn đề được hiểu chưa đúng. UBTDTT thấy có một số điểm cần phải điều chỉnh cho hợp lý, chứ không phải là đàm phán lại toàn bộ.
– Nhưng có ý kiến cho rằng tuyển chọn HLV ngoại thời điểm này là vội vàng?
– Quan điểm của UBTDTT đã thống nhất với lãnh đạo VFF là cần sớm tuyển chọn HLV ngoại. HLV cần phải có thời gian tiếp xúc, tìm hiểu và tuyển chọn VĐV cho ĐT. HLV đó cũng phải làm việc với BHL người Việt để tìm được tiếng nói chung. Quan trọng hơn cả, bước đường đi phải có tính kế thừa và đảm bảo đúng tiến độ. Thời gian từ nay tới SEA Games 23 không còn nhiều, nếu đợi đến nhiệm kỳ 5 BCH LĐBĐVN mới chọn HLV trưởng thì rất khó hoàn thành nhiệm vụ.
– Bộ trưởng đã chỉ đạo VFF sau khi BTV chọn A.Riedl làm HLV trưởng. Đó có phải là can thiệp vào hoạt động của VFF?
– Quan điểm của tôi là không can thiệp sâu vào hoạt động của VFF. Điều đó là nhất quán. Bộ trưởng chỉ đạo VFF về chủ trương, đường lối, còn công việc cụ thể sẽ do LĐ tự tiến hành. Tôi cũng không có mâu thuẫn nào với VFF. Trở lại với việc tuyển chọn HLV ngoại. Ngay cả khi VFF không báo cáo, nhưng nếu làm đúng thì Bộ trưởng sẽ không có ý kiến nào khác. Nhưng khi tôi phát hiện ra những điều chưa hợp lý thì cần phải có sự chỉ đạo cho hợp lý, đảm bảo công việc chung. Về vấn đề này tôi yêu cầu VFF làm rõ 3 vấn đề: phải đặt chỉ tiêu cho HLV ngoại, phải giảm số tháng lương bồi thường nếu chúng ta đơn phương thanh lý hợp đồng (3 tháng), nếu có thiếu sót về soạn thảo văn bản gửi HLV Calisto thì cần phải có lời với ông.
– Dư luận đang rất quan tâm đến quá trình chuẩn bị Đại hội BCH VFF. Bộ trưởng có thể cho biết tiến độ chuẩn bị cho Đại hội?
– Tinh thần chuẩn bị Đại hội rất tích cực. Điều lệ, văn kiện, công tác tổ chức⬦ đã được triển khai. Hiện tại, các bộ phận chức năng đang tiến hành soạn thảo một Nghị định để trình Thủ tướng ký ban hành. Công tác chuẩn bị nhân sự cho BCH khoá mới đang được tiến hành gấp rút. Chắc chắn Đại hội sẽ diễn ra trong tháng 4, tuy nhiên, để đảm bảo thành công có thể tiến hành từ ngày 26 đến 28/4 (dự định ban đầu là ngày 20-21/4).
– Câu hỏi cuối cùng, mô hình hoạt động của BCH khoá 5 sẽ thế nào, thưa Bộ trưởng?
–
Chúng ta chưa có môi trường bóng đá thực sự nhà nghề. Có thể trong thời gian tới, sự quản lý của nhà nước với VFF sẽ giảm đi. Nhưng trong thời điểm hiện tại, cần tránh sự chệch hướng trong quá trình đi lên của VFF. Thủ tướng Phan Văn Khải cũng đã chỉ đạo về vấn đề này: “Trong giai đoạn hiện tại, chúng ta cải tổ theo mô hình nào thì cũng phải tăng cường sự chỉ đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước”.
– Xin cảm ơn Bộ trưởng về cuộc trao đổi!
Điện chúc mừng của lãnh đạo LĐBĐ VN
Gửi đội U21 Nam Định đại diện đội tuyển U21 Việt Nam tham dự giải vô địch bóng đá SHassanal Bolkiah Trophy⬝ giữa thanh niên các nước ASEAN tại Brunei
U21 Nam Định thi đấu thành công tại Brunei
Kính gửi: Các đồng chí lãnh đạo, huấn luyện viên, bác sĩ và toàn thể cầu thủ đội U21 Nam Định
Chúng tôi và những người hâm mộ bóng đá trong cả nước rất vui mừng, phấn khởi khi được biết đội U21 Nam Định đã thi đấu thành công ở vòng loại, xếp thứ 2 bảng A và được vào thi đấu bán kết.
Thay mặt LĐBĐ VN, tôi gửi lời thăm hỏi sức khỏe toàn đội, đặc biệt đối với các cầu thủ trẻ U21 Nam Định đã thi đấu tốt, đại diện xứng đáng cho đội tuyển U21 Việt Nam tại đấu trường khu vực.
Nhân dịp này, LĐBĐ VN tặng thưởng cho toàn đội 25.000.000đ (Hai mươi lăm triệu đồng) để chúc mừng thắng lợi bước đầu của đội.
Chúc sức khỏe các đồng chí lãnh đạo, huấn luyện viên, bác sĩ và cầu thủ đội U21 Nam Định thi đấu tốt hơn nữa, tiếp tục giành được vị trí cao trong giải.
Chào thân ái !
Hà Nội, ngày 22 tháng 3 năm 2005
K/T Chủ tịch LĐBĐ VN
Phó chủ tịch thường trực
Trần Duy Ly (Đã ký)
Xung quanh cuộc họp Ban bóng đá nữ AFC: Sẽ có thêm một giải đấu liên lục địa
Trong các ngày 20 và 21/3/2005, tại Kuala Lumpur (Malaysia) đã diễn ra phiên họp của Ban bóng đá nữ AFC và khoá học tổ chức thi đấu theo chương trình mới của AFC. Đối với Ban bóng đá nữ AFC, đây là phiên họp đầu tiên của Ban, sau khi có những thay đổi lớn về nhân sự.
Giải Than Cửa Ông cúp báo TTNN được AFC công nhận
và đưa vào hệ thống thi đấu hàng năm
Tại cuộc họp, Ban đã nghe báo cáo về tình hình bóng đá nữ thuộc chương trình Tầm nhìn châu Á ở các nước Indonesia, Việt Nam và Trung Quốc; báo cáo về việc tổ chức Hội thảo bóng đá nữ tại Trung Quốc, khoá học HLV Futuro 2 tại Thái Lan cũng như các giải đấu trong năm 2004. LĐBĐVN đã báo cáo về việc tổ chức thành công hai giải đấu là Vô địch nữ Đông Nam Á lần thứ 1 và giải nữ quốc tế Than Cửa Ông Cúp báo TTVN (giải đấu được AFC công nhận và đưa vào hệ thống thi đấu hàng năm).
Liên quan đến các giải đấu trong năm 2005, AFC đánh giá vòng loại giải bóng đá nữ châu Á 2005, do Việt Nam đăng cai, là giải đấu rất quan trọng và lưu ý cần phải có những chuẩn bị kỹ lưỡng về mọi mặt để tổ chức giải thành công. Theo kế hoạch, đầu tháng 4 AFC sẽ sang kiểm tra cơ sở vật chất và tiến hành bốc thăm xếp lịch thi đấu vòng loại giải Vô địch nữ châu Á. VCK giải sẽ có 8 đội tham dự (4 đội thắng ở tứ kết của vòng loại giải và 4 đội hạt giống là Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản và CHCDND Triều Tiên) và thi đấu vào khoảng tháng 5 hoặc 6/2006 nhưng chưa xác định được địa điểm tổ chức.
Ban bóng đá nữ cũng đã xác định giải U17 châu Á sẽ diễn ra tại Hàn Quốc từ ngày 16/4-27/4/2005 với sự tham dự của 11 đội (Việt Nam không tham dự giải năm nay). Giải U19 châu Á đã xác định được thời gian thi đấu: từ ngày 19/4-30/4/2006, nhưng hiện chưa chọn được địa điểm tổ chức, vì vậy AFC cũng chính thức thông báo tới các LĐBĐ quốc gia thành viên về việc mời đăng ký tổ chức giải này.
Một vấn đề rất quan trọng nữa đã được AFC đề cập tại cuộc họp, đó là dự kiến tổ chức giải bóng đá nữ Liên lục địa lần thứ 1 vào khoảng tháng 12 năm 2006 (Hiện Trung Quốc đang vận động để được trao quyền đăng cai tổ chức giải). AFC dự kiến, mỗi Lục địa sẽ có một đại diện tham dự, riêng châu Á được 2 đội do có công sáng kiến và tổ chức giải. Tuy nhiên, AFC vẫn chưa xác định được những điều kiện để chọn đội đại diện châu lục tham dự.
Bên cạnh việc chú trọng tổ chức các giải đấu bóng đá nữ để thúc đẩy sự phát triển của bộ môn này, AFC đã rất lưu ý đến việc đào tạo HLV và trọng tài nữ. Trước mắt, AFC đã xác định tiếp tục tổ chức khoá đào tạo HLV Futuro 3 dành cho nữ.
Nhân sự ban bóng đá nữ AFC
Trưởng ban: Dato” Worawy Macudi (Thái Lan)
Phó trưởng ban: Cristina Ramos (Philippines)
Các Uỷ viên: Sowsan Hj Taqaqi (Barain), Xue Li (Trung Quốc), Kumari Dewi (Ấn Độ), Junko Imai (Nhật Bản) và Nguyễn Thanh Hà (Việt Nam), thành viên dự thính là TS Aneesa Al M.Al-Hitmi (Nhật Bản).
Xung quanh việc cựu HLV trưởng ĐT Olympic VN – C.Letard kiện LĐBĐVN: LĐBĐVN đã và tiếp tục mời các đoàn luật sư trong nước và quốc tế tư vấn
Cách đây hơn 2 năm (năm 2002), chuẩn bị cho SEA Games 22 (tổ chức tại Việt Nam năm 2003), Thường vụ VFF đã thống nhất cần phải có HLV ngoại. Vượt qua khoảng 40 ứng cử viên khác, HLV người Pháp C.Letard đã được chọn làm HLV trưởng ĐT U23 Việt Nam.
HLV C.Letard
* Uỷ ban tư cách cầu thủ FIFA quyết VFF bồi thường 35.000 USD
Sau 5 tháng làm việc, HLV Letard đã bộc lộ một số điểm chưa tích cực theo đánh giá của VFF như tuyển chọn cầu thủ, khi vào các giải đấu, ĐT Olympic thi đấu không thành công nói đúng hơn là thất bại nặng nề, đặc biệt tại LG Cup. Khi đó, công luận đã phê phán rất gay gắt. Đứng trước tình thế đó, lãnh đạo VFF đã họp và đặt vấn đề: Với đà tiến này, ĐT Olympic khó có Huy chương tại SEA Games 22. VFF buộc phải lựa chọn 1 phương án: Hoặc ĐT Olympic vẫn tiếp tục được dẫn dắt bởi HLV Letard và tất cả sống trong mối hoài nghi vềd thành tích; hoặc chấm dứt hợp đồng trước thời hạn và chấp nhận đền bù.
Trước khi đi đến quyết định chấm dứt hợp đồng, VFF đã tham khảo một số nơi (quốc tế).
Với quan điểm không muốn tham gia vào sự kiện cáo, VFF đã chủ động đàm phán với HLV Letard và hứa sẽ bồi thường 3 tháng lương cùng những vấn đề khác với tổng số tiền là 35.000 USD. Tuy nhiên, HLV Letard đã không ký vào bản thanh lý với lý do cần phải về nước nhờ luật sư tư vấn.
Khi về nước, HLV Letard đã kiện lên Uỷ ban tư cách cầu thủ của FIFA. Khi đó, VFF đã phô tô các bài viết của các báo liên quan đến HLV Letard và gửi tới Uỷ ban tư cách cầu thủ để chứng minh việc mình kết thúc hợp đồng sớm là có lý do chính đáng, không phải vô cớ.
Ngày 25/2/2003, Uỷ ban tư cách cầu thủ của FIFA đã ra phán quyết: VFF bồi thường cho HLV Letard 35.000 USD (lương tháng, tiền nhà, vé máy bay – theo phụ lục 2 của hợp đồng). VFF đã chuyển số tiền này vào tài khoản luật sư (LS) của HLV Letard – người được ông uỷ quyền làm việc với VFF.
* Nhưng, CAS quyết định phải bồi thường 197.800 USD
Không chịu phán quyết của Uỷ ban tư cách cầu thủ FIFA, HLV Letard đã khởi kiện lên Toà án trọng tài thể thao quốc tế (CAS), có trụ sở tạiThuỵ Sỹ.
TAS đã có công văn gửi tới VFF thông báo về việc này, VFF đã nhờ các đoàn luật sư trong nước và quốc tế giúp đỡ cũng như gửi các văn bản liên quan cho các luật sư tham khảo. Ngày 30/9/2004 (ngày đề trên công văn nhưng thực tế giữa tháng 10/2004, VFF mới nhận được), CAS gửi phán quyết tới VFF và cho biết: VFF buộc phải bồi thường cho HLV Letard 197.800 USD vì đã đơn phương chấm dứt hợp đồng với lý do không chính đáng. Theo CAS, HLV trưởng không phải chịu trách nhiệm về kết quả thi đấu của ĐT. Hạn để nộp phạt là ngày 10/1/2005, nếu không sẽ cấm ĐTVN thi đấu các giải quốc tế.
Khi nhận được phán quyết này, VFF đã rất ngạc nhiên và họp bàn cách giải quyết.
* Sẽ không để ảnh hưởng đến bước đi của BĐVN
Quan điểm của lãnh đạo VFF là phải thuyết trình để CAS hiểu rõ hoàn cảnh chấm dứt hợp đồng. Cố gắng giảm thiểu mức phạt một cách tối đa. Hiện VFF đang chuẩn bị tài liệu và gửi thư tới CAS đề nghị gia hạn thời gian nộp tiền.
Tại cuộc họp BTV lần thứ 16 vừa qua, vấn đề này đã được đưa ra thảo luận và xin ý kiến tập thể. BTV xác định đây là vấn đề lớn, cần phải báo cáo câp trên cũng như cố gắng không để BĐVN bị ảnh hưởng. Chính vì vậy, trong mọi trường hợp, VFF sẽ chấp hành phán quyết để không ảnh hưởng bước đi của BĐVN trên trường quốc tế.
VFF nhận thức đây là bài học cần rút kinh nghiệm để làm tốt hơn. Trong quá trình hội nhập với bóng đá quốc tế, VFF sẽ phải học hỏi nhiều hơn, đặc biệt là luật để tránh những rủi ro đáng tiếc.
Lãnh đạo LĐBĐVN làm việc với lãnh đạo Đài truyền hình VN: Trao đổi phương hướng hợp tác khai thác bản quyền truyền hình
Chiều nay (7/1), lãnh đạo LĐBĐVN (VFF) do đã có buổi làm việc với lãnh đạo Đài THVN (VTV) tại Đài THVN. Cuộc họp xoay quanh các vấn đề phối hợp, hợp tác để nâng cao hiệu quả tuyên truyền các hoạt động bóng đá Việt Nam trên truyền hình, thông qua việc truy
Không phải bây giờ mà từ những mùa giải trước, VFF và VTV đã phối hợp truyền hình trực tiếp (THTT) các giải đấu trong nước. Tuy nhiên, đây là lần đầu tiên VFF chủ động xây dựng một kế hoạch rất cụ thể, trong đó đề cập đến những giải đấu, trận đấu cần được THTT và chuyển tới lãnh đạo VTV. Với cách làm việc khoa học này, không chỉ VFF, VTV chủ động hơn trong công việc mà người hâm mộ cũng sẽ có kế hoạch để theo dõi các hoạt động của bóng đá nước nhà.
Tại cuộc làm việc, về cơ bản, lãnh đạo VTV đã thống nhất với bản kế hoạch của VFF, nhưng nhấn mạnh các trận đấu dự kiến THTT cần ưu tiên sắp xếp giờ bóng lăn phù hợp (khoảng 16h). Như vậy, VTV có thể chuyển tải được các hoạt động bóng đá cũng như vẫn thực hiện được nhiệm vụ chính trị của mình.
Tuy nhiên, về vấn đề quảng cáo, thông tin tuyên truyền hai bên sẽ tiếp tục bàn bạc cụ thể (Lãnh đạo VFF đã giao cho Ban tiếp thị và vận động tài trợ làm việc trực tiếp với Trung tâm quảng cáo và dịch vụ truyền hình – TVAd). Hiện có 2 hướng như sau: Hoặc VTV mua bản quyền truyền hình các trận đấu từ VFF và được sử dụng chương trình như sản phẩm của mình; hoặc VTV không mua bản quyền mà vẫn được THTT, nhưng quyền thương mại sẽ do cả VTV và VFF cùng khai thác. Dù phương thức nào được lựa chọn thì đây là bước ngoặt mới của bóng đá Việt Nam khi lần đầu tiên sẽ có nguồn thu chính thức xung quanh việc khai thác bản quyền truyền hình, điều mà ở các quốc gia khác luôn coi đây là Scon gà đẻ trứng vàng⬝.
Cũng tại cuộc họp, lãnh đạo VTV đã đề xuất lãnh đạo VFF cùng phối hợp tổ chức một giải bóng đá quốc tế mang tên Cúp VTV với sự tham dự của ĐTQG và khoảng 3 đội nước ngoài, tương tự như giải bóng chuyền Cúp VTV hiện nay. Thời gian và thể thức thi đấu sẽ được hai bên bàn thảo sau.
Trong lịch dự kiến THTT, ngoài trận Siêu Cúp QG 2004 giữa HAGL và Bình Định (dự kiến diễn ra trên SVĐ Lạch Tray – Hải Phòng), Giải VĐQG – Number One 2005 sẽ được THTT 22 trận, Giải hạng Nhất QG – Cúp Majesty/Bird 2005, Cúp QG – Vilube (khoảng 5 trận)…
Đối với các giải quốc tế, dự kiến THTT những trận đấu giao hữu của ĐTQG gặp CLB Iwata của Nhật Bản (dự kiến ngày 29/5 tại SVĐQG), CLB Asenal của Anh (khoảng tháng 7 hoặc 8 tại SVĐQG). Ngoài ra, VTV sẽ THTT một số trận đấu thuộc: Vòng loại giải VĐ nữ châu Á 2005 mà Việt Nam xin đăng cai tổ chức (tháng 6); Cúp LG (ĐT Olympic tham dự vào tháng 9); Cúp Agribank (ĐT Olympic tham dự, vào tháng 10); SEA Games 23 (ĐT Olympic và nữ QG tham dự, tháng 11).
Các giải trẻ như VCK U21, U18, U15, U13, U11 QG cũng sẽ được VTV THTT khoảng 3-4 trận/giải.
Với thành tích thi đấu xuất sắc tại các trận đấu VL World Cup 2022 diễn ra thời gian vừa qua của đội tuyển Việt Nam cũng như màn trình diễn ấn tượng của đội tuyển U22 Việt Nam tại trận đấu giao hữu quốc tế với ĐT U22 UAE, LĐBĐVN đã nhận được đề nghị của một số đơn vị về việc tặng thưởng cho các đội tuyển và cá nhân. Danh sách tặng thưởng cụ thể như sau:
Hôm nay (8/4), Hội nghị Ban chấp hành LĐBĐVN lần thứ 10 khoá IV đã khai mạc tại Hà Nội. Tham dự Hội nghị ngoài các Uỷ viên Ban chấp hành, còn có đại diện Bộ Nội vụ, UBTDTT.
Bộ trưởng Nguyễn Danh Thái đã tái khẳng định như vậy trong cuộc trao đổi với các phóng viên sáng qua. Cũng theo Bộ trưởng, chủ trương sớm tuyển chọn HLV ngoại được thống nhất từ trước cũng như UBTDTT chưa và…
Trong các ngày 20 và 21/3/2005, tại Kuala Lumpur (Malaysia) đã diễn ra phiên họp của Ban bóng đá nữ AFC và khoá học tổ chức thi đấu theo chương trình mới của AFC. Đối với Ban bóng đá nữ AFC,…
Cách đây hơn 2 năm (năm 2002), chuẩn bị cho SEA Games 22 (tổ chức tại Việt Nam năm 2003), Thường vụ VFF đã thống nhất cần phải có HLV ngoại. Vượt qua khoảng 40 ứng cử viên khác, HLV người Pháp C.Letard đã được chọn…
Chiều nay (7/1), lãnh đạo LĐBĐVN (VFF) do đã có buổi làm việc với lãnh đạo Đài THVN (VTV) tại Đài THVN. Cuộc họp xoay quanh các vấn đề phối hợp, hợp tác để nâng cao hiệu quả tuyên truyền các hoạt…
Sáng nay (23/9), tại trụ sở LĐBĐ Việt Nam (VFF) đã diễn ra buổi họp báo chính thức công bố Kao Việt Nam là Nhà tài trợ cho ĐTQG nam Việt Nam, ĐTQG nữ Việt Nam và ĐTQG U-23/ Olympic Quốc gia.
Hôm qua (17/9), Chủ tịch Ủy ban thi đấu AFC Trần Quốc Tuấn đã chủ trì cuộc họp đầu tiên giai đoạn 2019- 2023 của Ủy ban thi đấu AFC xung quanh kế hoạch hoạt động trong thời gian tới.
Chiều 30/7, tại SVĐ Bà Rịa, Tập đoàn BMG Sports phối hợp với CLB Bóng đá Juventus ra mắt Học viện Bóng đá Juventus Việt Nam và chính thức khai giảng lớp bóng đá năng khiếu tuyển chọn khóa 1.
Tổng thư ký VFF Lê Hoài Anh và HLV trưởng Park Hang-seo cho biết, cánh cửa của ĐTQG luôn rộng mở để chào đón các cầu thủ Việt kiều thực sự có tài năng và khát khao cống hiến cho màu áo quê hương.
Tại Gala công bố và trao các giải thưởng năm 2016 của LĐBĐ Đông Nam Á diễn ra ở Bali (Indonesia) tối nay (23/9), bóng đá Việt Nam đã vinh dự 5 lần được xướng tên với 5 giải thưởng quan trọng, trong đó đang chú ý là Giải thưởng Liên đoàn bóng đá xuất sắc nhất năm dành cho VFF.
Chiều ngày 23/7, tại trụ sở LĐBĐ Việt Nam (VFF), VFF và Công ty Cổ phần Yanmar tổ chức Lễ ký kết Nhà tài trợ chính cho đội tuyển bóng đá quốc gia Việt Nam.
Nhà tài trợ
® Ghi rõ nguồn vff.org.vn khi bạn phát hành lại thông tin từ từ website này.
Liên hệ với chúng tôi: Trưởng ban biên tập: Nguyễn Thu Hà. Phó ban biên tập: Hà Nhật Đoàn.
Các trang ngoài sẽ được mở ra ở cửa sổ mới, VFF không chịu trách nhiệm nội dung các trang này.
Địa chỉ: Đường Lê Quang Đạo – Phường Phú Đô – Q. Nam Từ Liêm – TP. Hà Nội. Điện thoại: +84.4.22425998 Fax: +84.4.38233119.