Thể Công Viettel: 17 tỷ đồng cho một chuyến đi…

Đúng 23 giờ ngày thứ Năm (30-3-2006), toàn đội U19 Thể Công sẽ chính thức đáp chuyến bay từ sân bay quốc tế Nội Bài lên đường sang Bulgaria tập huấn…

Đúng 23 giờ ngày thứ Năm (30-3-2006), toàn đội U19 Thể Công sẽ chính thức đáp chuyến bay từ sân bay quốc tế Nội Bài lên đường sang Bulgaria tập huấn. Lại một lần nữa Thể Công đem quân đi xứ người học hỏi để chờ ngày về hái quả.

25 cầu thủ (những người được coi là lứa trẻ tốt nhất mà Slò⬝ Thể Công đào tạo được trong suốt những năm qua), cùng với hai HLV Nguyễn Thanh Hải, Đỗ Mạnh Dũng và 1 bác sĩ sẽ phải làm việc cật lực trong một trung tâm đào tạo bóng đá – thể thao đỉnh cao có tiếng ở châu u, trung tâm Anbena, tại một thành phố nhỏ nằm trên độ cao lý tưởng cho tập luyện bóng đá, cách thủ đô Sofia 450km và được xem là một trong những trung tâm đào tạo vận động viên thể thao bóng đá hàng đầu châu u, nơi thường xuyên có các đội bóng lớn ở châu u đến tập luyện.

Một trung tâm được mô tả tựa như kiểu trung tâm TDTT Thành Long của Việt Nam, nơi có đầy đủ trang thiết bị cơ sở vật chất phục vụ tập luyện, ăn ở.

Hợp đồng đã được ký và được chia thành 3 giai đoạn, mỗi giai đoạn 6 tháng. Trong quá trình ăn, ở, tập luyện và đào tạo tại đây, Thể Công vẫn có thể rút ngắn thời gian hợp đồng từ 18 tháng xuống còn 12 tháng. Tổng kinh phí dự kiến cho cả chuyến đi là 17 tỷ đồng, một con số mơ ước với bất cứ đội bóng nào tại Việt Nam cho việc đào tạo cầu thủ trẻ.

Số tiền ấy cũng chính là áp lực để thúc đẩy 25 cầu thủ trẻ phải lao vào tập luyện ngày đêm để có thể đạt được sự tiến bộ vượt trội về chuyên môn và trở về với hành trang là một lứa cầu thủ nòng cốt cho đội 1 Thể Công đứng vững trên sân chơi chuyên nghiệp.

Chuyến đi dài ngày 1 năm rưỡi này của 25 cầu thủ trẻ Thể Công được chờ đợi sẽ thành công phần nào như là chuyến đi của những Phan Văn Mỵ, Trọng Giáp, Thế Anh, Mạnh Hải⬦ ở thập kỷ 60 tại CHDCND Triều Tiên. Bóng đá quân đội đang đi đầu tàu trong vấn đề rèn quân ở nước ngoài, nhưng trong 2 chuyến đi cách nhau gần 40 năm ấy, có những sự khác biệt lớn dù những cầu thủ ấy đều mang trong mình màu áo lính Thể Công.

Còn nhớ, trước chuyến đi một năm, lần đầu tiên sang đất CHDCND Triều Tiên của thế hệ những cầu thủ làm nên tượng đài bóng đá Thể Công một thời, Thượng tướng Vương Thừa Vũ đã đến và căn dặn các cầu thủ Thể Công: SSang bên ấy xa nhà, xa quê hương và sẽ phải tập luyện gian lao vất vả không khác gì chiến đấu trong chiến trường. Chỉ mong các cầu thủ hãy nhớ lấy bốn chữ Sngười lính cụ Hồ⬝ để ngày đêm rèn giũa, nâng cao trình độ và đá cho người Triều Tiên thấy chúng ta đá bóng vì Tổ quốc, vì Quân đội, vì danh dự của màu áo đỏ Thể Công⬦⬝.

Và lời động viên, căn dặn như của Thượng tướng Vương Thừa Vũ đã như thúc giục các cầu thủ Thể Công tập luyện ngày đêm và khi trở về nước, họ đã là nòng cốt của đội tuyển Việt Nam và bóng đá quân đội hào hùng.

Và trước chuyến đi của thế hệ con cháu những con người vẻ vang ấy, chính họ đã lại tiếp tục truyền lại lời căn dặn cho 25 chàng trai áo lính, những lời nói mà khi xưa thời trai trẻ họ đã ghi tâm mãi mãi.

Mong cho lứa trẻ này hướng tới truyền thống hai chữ Thể Công mà tiếp tục làm nên chuyện, xứng với Sđồng tiền bát gạo⬝ mà bóng đá quân đội lo cho.

(Theo SGGP TT)

NHÀ TÀI TRỢ CÁC GIẢI QUỐC GIA