Một giờ với PCT AFF Dương Vũ Lâm!

Thật trớ trêu khi ông vừa thất sủng ở địa phương, lại trúng cử chức Phó chủ tịch phụ trách chuyên môn của VFF. Mới đây, ông vừa đắc cử chức Phó chủ tịch Liên đoàn bóng đá Đông Nam…

16/04/2007 00:00:00

Đang giữ cương vị Tổng thư ký LĐBĐ TP. HCM, Sở TDTT chỉ đạo cho LĐBĐ TP. HCM tổ chức cuộc họp, buộc ông thoái vị và đưa ông Trần Văn Mui (vừa thôi giữ chức Phó giám đốc Sở TDTT TP. HCM ) lên thay thế. Về lại Sở tiếp tục làm chức trưởng bộ môn bóng đá nhưng ngồi chơi xơi nước một thời gian, ông Lâm đã xin từ nhiệm và xin về làm HLV năng khiếu của Trường Năng khiếu nghiệp vụ. Thật trớ trêu khi ông vừa thất sủng ở địa phương, lại trúng cử chức Phó chủ tịch phụ trách chuyên môn của VFF. Mới đây, ông vừa đắc cử chức Phó chủ tịch Liên đoàn bóng đá Đông Nam Á (AFF). Nhậm chức chưa nóng chỗ, ông đã có cuộc trò chuyện với TT&VH:

Phó Chủ tịch VFF& AFF Dương Vũ Lâm

– Trong đoàn đại biểu VFF tham dự Đại Hội Liên đoàn bóng đá ĐNA (AFF) lần thứ 14 ông tự ứng cử hay được người ta giới thiệu?

+ Tôi được VFF giới thiệu, hay đúng hơn là giao nhiệm vụ tham gia vào Ban chấp hành LĐBĐ ĐNA. Nhưng nếu chỉ với cái tên Dương Vũ Lâm thì chưa hẳn người ta tính nhiệm tôi. Thứ nhất, có thể nói tôi đắc cử chính là nhờ uy tính bóng đá của Việt Nam những năm gần đây đã có những đóng góp tích cực vào sự phát triển của ĐNA và châu lục. Không chỉ tích cực tham gia các hoạt động mà chúng ta còn chủ động đăng cai rất nhiều giải quốc tế, trong đó có những giải các nước bạn xếp loại khó xin tài trợ như bóng đá nữ, các giải U… Các đoàn bạn đến Việt Nam đều đánh giá cao tiềm năng của chúng ta. Họ rất thích những cụm sân như Mỹ Đình, Thành Long… thật lý tưởng để đăng cai các giải. Thứ hai, ở cấp đội tuyển QG, bóng đá nước ta cũng có tiếng nói đáng kể trong khu vực. Điều thứ ba, chúng ta đang chống tiêu cực trong bóng đá rất bài bản, từ AFC đến AFF đều đánh giá cao vấn đề này. Họ tin bóng đá VN rồi sẽ phát triển lành mạnh. Điều thứ tư, Việt Nam vừa ra nhập WTO. Có thể nói sự kiện này khiến các đoàn bạn nhìn bóng đá Việt Nam khác hẳn trước. Họ đánh giá cao tiềm lực kinh tế của VN, trong đó có bóng đá, và tin tưởng Việt Nam có thể có những đóng góp tích cực cho sự phát triển bóng đá khu vực. Đó là 4 lý do chính giúp tôi có được những là phiếu tính nhiệm. Còn một lý do phụ nhưng tôi cũng muốn đề cập đến, rất nhiều đại biểu của các đoàn là bạn học cúng khóa HLV với tôi tại Brazil năm 1993. Do đó họ ủng hộ tôi tham gia vào Ban chấp hành AFF.

– Bây giờ giữ chức Phó chủ tịch AFF, ông nắm chắc kế hoạch phát triển từng năm và nhiều năm của AFF nhưng nếu đối chiếu lại với kế hoạch phát triển của bóng đá VN, ông thấy có những mặt nào thuận và chưa thuận, mà chúng ta cần điều chỉnh cho phù hợp?

+ Điều đáng mừng nhất là tất cả các nước thành viên đều thống nhất cùng hỗ trợ nhau để đưa bóng đá khu vực đi lên. Về định hướng trước mắt và lâu dài của AFF hoàn toàn phù hợp định hướng của bóng đá VN. Các giải khu vực tới đây không sợ việc mời các đối thủ mạnh tới họ sẽ lấy mất giải mà cái chính chúng ta được đá với các đối thủ mạnh mới nhanh tiến bộ. Do đó tới đây nhiều giải khu vực sẽ mời thêm các đội ngoài khu vực. Trong từng quốc gia việc phát triển bóng đá chuyên nghiệp là lý do sống còn. Các đoàn cũng đề nghị nên mời nhau tham dự các giải này, giải kia để học hỏi. V  League của chúng ta đang được các bạn đánh giá rất cao, thậm chí nhiều vị còn muốn sang tham quan học tập (cho dù trong nước chúng ta đang nhìn nhận còn nhiều vấn đề phải tiếp tục củng cố). Còn hướng lâu dài là phải tập trung đào tạo bóng đá trẻ. Việc HA.GL liên kết được với Asenal mở Học viện bóng đá cũng đang được các đoàn bạn rất quan tâm.

– Đấy là những cái thuận, còn điều chưa thuận?

+ Theo tôi chủ yếu là lịch thi đấu các giải khu vực và từng QG còn có những điểm chưa phù hợp mà dần dần chúng ta sẽ điều chỉnh để có công thức tốt nhất. – Về cấp đội tuyển QG, ông vừa nói chúng ta làm việc đứt khúc, nhiệm kỳ nào biết nhiệm kỳ ấy. Từ năm 1995 chúng ta đã giành HCB SEA Games, nhưng đến nay bóng đá ta không cải thiện được, thậm chí năm rồi còn kém đi. Nay với cương vị chịu trách nhiệm chuyên môn VFF, ông giải quyết vấn đề ấy thế nào? + Nếu chỉ cá nhân tôi sẽ không giải quyết được. Tôi muốn đề cập tới việc phải có một đường lối chiến lược xuyên suốt cho nhiều nhiệm kỳ và theo đó những người như tôi hiện nay hoặc ai đó nhiệm kỳ sau cũng phải bám sát mục tiêu còn cách thực hiện có thể khác đôi chút. Hiện giáo sư Dương Nghiệp Chí đang viết bản kế hoạch phát triển lâu dài cho bóng đá VN trình UBTDTT duyệt và sau đó chúng tôi cứ thế mà thực hiện. Điều tôi muốn nói, để thực hiện mục tiêu ấy phải có thời gian.

– Vậy cụ thể nhiệm kỳ này, ông sẽ làm cái gì?

+ Trong 8 mục tiêu của giáo sư Dương Nghiệp Chí, tôi sẽ chọn 2 làm mũi đột phá. Một là tập trung đào tạo bóng đá trẻ bởi trước đây mạnh CLB nào CLB đó làm nay tiến tới phải có một chương trình thống nhất. Hai là tiếp tục phát triển bóng đá chuyên nghiệp. Hiện chúng ta có 14 CLB chuyên nghiệp. Hiện chúng V  League và 14 CLB hạng nhất. Giữa 2 hạng CLB chuyên nghiệp này còn khác nhau khá xa, chúng tôi đang cố gắng để rút ngắn khoảng cách, thậm chí còn nhiều CLB chuyên nghiệp S quốc doanh⬝ nghĩa là vẫn sống nhờ tiền nhà nước, Nếu làm tốt được 2 bước đột phá này tôi nghĩ mình đã thành công.

– Cám ơn và hy vọng ông không phải là người chỉ thích nói.

Theo Thể thao Văn hoá