Mối duyên nợ bóng đá xứ Thanh, xứ Nghệ

Thanh Hoá và Nghệ An là 2 tỉnh láng giềng giáp nhau ở địa giới Khe nước lạnh. Cũng vì là hàng xóm mà 2 địa phương này có những mối duyên nợ lâu đời, dù sợi dây liên hệ giữa họ gián đoạn hơn 10 năm qua do Thanh Hoá loanh quanh ở giải…

Thanh Hoá và Nghệ An là 2 tỉnh láng giềng giáp nhau ở địa giới Khe nước lạnh. Cũng vì là hàng xóm mà 2 địa phương này có những mối duyên nợ lâu đời, dù sợi dây liên hệ giữa họ gián đoạn hơn 10 năm qua do Thanh Hoá loanh quanh ở giải hạng Nhất.

Ngay từ khi miền Bắc hoàn toàn giải phóng, Thanh Hoá đã có đội bóng hạng A tham gia các giải vô địch miền Bắc. Năm 1963, ngành TDTT tỉnh Thanh thành lập đội trẻ, đến năm 1965 sát nhập với đội Công an tỉnh và kết hợp với một số cầu thủ của đội hạng A Thanh Hoá thành đội Công an Thanh Hoá (CATH).

Trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước, đội bóng đá CATH vừa tập luyện vừa phục vụ chiến đấu và tham gia đủ các giải vô địch miền Bắc (đá không có khán giả). Sau khi Mỹ chấm dứt ném bom miền Bắc, bóng đá Thanh Hoá bắt đầu hoạt động trở lại và khẳng định được tên tuổi.

Trong khi đó, Nghệ An chỉ có bóng đá phong trào. Tận đến năm 1979 đội Tỉnh đội Nghệ – Tĩnh mới tham gia giải hạng B và mãi mới lên được hạng A2. Năm 1992, tỉnh Nghệ – Tĩnh chia thành Nghệ An và Hà Tĩnh, đội A2 Tỉnh đội Nghệ – Tĩnh ở lại với Nghệ An, khoác cái áo mới mà sau này đi vào lịch sử BĐVN như một thương hiệu: SLNA.

Khi đất nước thống nhất, đội CATH sau những giải thi đấu phân hạng đã bị Sliệt⬝ vào hạng A2. Vậy là CATH và SLNA thường xuyên gặp nhau ở giải đấu này và theo⬦ nguyên tắc Scon gà tức nhau tiếng gáy⬝, những cuộc đối đầu giữa họ bao giờ cũng là những trận “thư hùng”, kể cả các trận đấu giao hữu.

Tuy là cùng hạng nhưng CATH vẫn có chất lượng chuyên môn cao hơn SLNA. Các cuộc gặp nhau của họ phần thắng thường nghiêng về đội bóng tỉnh Thanh, kém là hoà. Hồi đó, đội SLNA nổi tiếng với lối đá Schém đinh chặt sắt⬝ và vì kiểu chơi bóng này mà thành tích của SLNA luôn thấp hơn CATH, lại bị xem thường.

Cuối những năm 80 của thế kỷ trước, ngành TDTT Thanh Hoá đi theo một chiến lược gọi là Schiến lược huy chương⬝. Các môn có thể giành được huy chương như Điền kinh, Bơi lội, Võ thuật được phát triển rầm rộ. Những cái tên như Phạm Văn Thành, Phạm Văn Hoa, Nguyễn Đình Luyện (Bơi lội), Nguyễn Trung Hoa, Nguyễn Thị Học (Điền kinh) nổi như cồn trên cả nước, trở thành những kỷ lục gia; riêng Phạm Văn Thành còn đi dự Olympic Moscow.

Khi đã theo Schiến lược huy chương⬝ thì bóng đá liền bị Sliệt⬝ vào môn thể thao đàn em, kinh phí thấp, sống duy trì. Năm 1990, LĐBĐ Thanh Hoá được thành lập (sau LĐBĐVN 1 năm). Năm 1991, đội CATH xuống hạng, năm sau lên hạng và năm sau nữa, năm 1993 xuống hạng và mãi đến năm 2006 mới lên V-League.

Trong khi bóng đá Thanh Hoá tụt lùi thì bóng đá Nghệ An tìm đường tiến lên, và phát triển với tốc độ chóng mặt. Được coi là môn thể thao mũi nhọn, từ năm 1995 bóng đá Nghệ An đưa những yếu tố chuyên nghiệp vào quản lý và đào tạo VĐV, xây dựng hệ thống đào tạo trẻ để vài năm sau giành liền 2 chức VĐQG, Siêu Cup QG và luôn có mặt ở Top 3 của giải VĐQG.

HLV Quang Hải, nhân chứng duy nhất còn sót lại từ thời Tỉnh đội Nghệ Tĩnh. Ảnh: Q.M

Trong khoảng 10 năm trở lại đây, nhắc đến SLNA nghĩa là nói đến lò đào tạo trẻ số 1 ở Việt Nam, đến đội bóng mà nhiều mùa giải họ thích thắng ai thì thắng, thích thua là thua, đến một trung tâm bóng đá cống hiến nhiều nhất cho các ĐTQG…

Trong khi đó, bóng đá Thanh Hoá vẫn dương cao lá cờ trụ lại ở hạng Nhất. Bao năm Thanh Hoá dậm chân tại chỗ, loanh quanh bởi chuyện cơ chế, tiền bạc, con người…

Kể từ khi đội CATH xuống hạng, 2 đội bóng láng giềng này nằm ở 2 giải khác khau (VĐQG và hạng Nhất). Nếu trước kia đội CATH chơi ở giải cao hơn trong khi đội bóng của Nghệ- Tĩnh chơi ở giải thấp hơn thì từ năm 1993 tình trạng đó được đổi ngược. Và cũng từ năm 1994 ấy đến năm 2005, hai đội chưa gặp nhau ở một giải chính thức nào.

Năm 2006, SLNA và đội hạng nhất Halida Thanh Hoá gặp nhau ở vòng loại Cup QG nhưng lúc đó Halida Thanh Hoá xác định thăng hạng là mục tiêu chiến lược nên đã bỏ Cup và SLNA thắng nhẹ nhàng 1-0. Vì trận đấu ấy không có sự ganh đua như quá khứ họ từng ganh đua nên chưa thể coi là sự tái ngộ đúng nghĩa.

Bóng đá xứ Nghệ hôm nay đang là “đàn anh” của bóng đá xứ Thanh và thầy trò ông Trần Văn Phúc cam chịu phận “đàn em” khi coi TCDK SLNA 10 mà Halida Thanh Hoá chỉ là 7.

Tuy nhiên, chuyến làm khách trên sân Vinh chiều 14/4, trong suy nghĩ các cầu thủ Thanh Hoá đều tin họ sẽ không ra về tay không. Mất 1 điểm do bị phạt ở trận đấu với Đà Nẵng, họ đặt quyết tâm lớn trên sân Vinh dù biết chuyện đó không hề dễ dàng. Máu lửa vẫn là điểm mạnh của các cầu thủ xứ Thanh và họ quyết thể hiện hết ưu thế này để có ít nhất một trận hoà.

TCDK.SLNA vừa bị Bình Dương hạ đo ván trên sân Vinh, họ cũng quyết lấy trọn 3 điểm trước đội tân binh hàng xóm. Thua Bình Dương đã đành, chẳng lẽ lại thua cả Halida Thanh Hoá?

Những Sngười xưa⬝ của 2 đội bây giờ chỉ còn Nguyễn Quang Hải (HLV trưởng TCDK SLNA) và Đàm Văn Hải (trợ lý HLV Halida Thanh Hoá). Họ là những Sngười Mohican cuối cùng⬝ của 2⬦ dòng tộc bóng đá xứ Thanh, xứ Nghệ.

Trong thâm tâm, các thế hệ bóng đá 2 tỉnh này (đặc biệt là thế hệ già) vẫn ngấm ngầm Skiềng⬝ nhau và mong có ngày gặp lại. Vậy là sau 14 năm gián đoạn mới lại có 1 trận đấu chính thức giữa 2 đội.

Theo VTC News


 

 

NHÀ TÀI TRỢ CÁC GIẢI QUỐC GIA