ĐỐI THOẠI VaI SGGP THỂ THAO: Tổng thư ký VFF Trần Quốc Tuấn: Tôi như ông… STổng họp⬝

~ 34 tuổi, ông Tuấn đã qua mặt nhiều đàn anh để trúng cử vào chiếc ghế Tổng thư ký VFF nhiệm kỳ V, một cái ghế Snóng bỏng⬝ về nhiều nghĩa mà không phải ai cũng dễ ngồi.

26/04/2007 00:00:00

Tổng thư ký Liên đoàn bóng đá Việt Nam (VFF) Trần Quốc Tuấn.

So với những người cùng lứa trong giới thể thao, đường quan lộ của Tổng thư ký Liên đoàn bóng đá Việt Nam (VFF) Trần Quốc Tuấn tương đối bằng phẳng, thậm chí là Sphát⬝ đến bất ngờ. ~ 34 tuổi, ông Tuấn đã qua mặt nhiều đàn anh để trúng cử vào chiếc ghế Tổng thư ký VFF nhiệm kỳ V, một cái ghế Snóng bỏng⬝ về nhiều nghĩa mà không phải ai cũng dễ ngồi.

Gần 2 năm ở cương vị Tổng thư ký, ông Tuấn đã nếm đủ dư vị ngọt ngào, cay đắng với bóng đá Việt Nam. Lẽ dĩ nhiên, sự đồn thổi về ông STổng⬝ trẻ tuổi cũng đa phần xấu hơn là tốt đẹp như: Ông Tuấn lách tội rồi đổ thừa, hất cẳng ông Lê Thế Thọ khỏi chiếc ghế Phó Chủ tịch chuyên môn sau scandal tại SEA Games 23; Ông Tuấn lạm quyền, tìm cách nâng đỡ và Sthổi⬝ K.Khánh Hòa lên cao (bố ông Tuấn là ông Trần Vĩnh Lộc làm Giám đốc điều hành CLB này⬝⬦

SGGP Thể thao có cuộc trò chuyện thẳng thắn, cởi mở với Tổng thư ký VFF Trần Quốc Tuấn quanh chuyện đời, chuyện nghề.

ĐÁ BNG KHÁC… BNG ĐÁ

· Gần 2 năm ngồi trên ghế Tổng thư ký VFF- nơi mà nhiều vị  tiền bối như Trần Bảy, Phạm Ngọc Viễn bị điêu đứng, sứt mẻ uy tín, thậm chí còn Smua thù⬝ vào người-   với ông, chiếc ghế ấy nóng hay lạnh?

– Thú thực, tôi không quan tâm đến⬦ chiếc ghế. Chuyện ghế nóng rực hay lạnh lẽo hoàn toàn không phải do người ngồi nghĩ đến. Tôi ngồi vào chỗ mà người ta hay Ssoi⬝, hay so sánh nên phải chấp nhận thách thức chứ tôi không mang nhiệt kế ra đo độ nóng lạnh của ghế. Song, nói gì thì nói, tôi ngồi vào nơi mà nhất cử, nhất động đều bị mọi người nhìn vào nên đôi khi chịu áp lực ghê lắm. Có lúc, nó làm tôi mất ăn, mất ngủ ấy chứ. May mà tôi còn có chỗ dựa là Thường trực VFF. Có vấn đề tôi là người quyết định cuối cùng, nhưng cũng phải tham khảo ý kiến của Thường trực VFF.

· Ý kiến của Thường trực VFF rất quan trọng trong việc tư vấn cho ông. Có phải vì thế chưa đầy 2 năm của nhiệm kỳ khóa V, vị trí Phó Chủ tịch chuyên môn đã bị xáo trộn nhân sự và phải vất vả lắm mới tìm ra người thay thế?

– Chuyện chú Thọ (nguyên Phó Chủ tịch chuyên môn VFF khóa V Lê Thế Thọ – NV) rút lui là quyết định của chú ấy. Vì là quyết định cá nhân nên tôi không thể giải thích.

· Nhưng vụ tiêu cực của đội U23 VN xảy ra ở SEA Games 23, chính ông cũng có mặt tại Philippines. Vậy tại sao chỉ có mỗi  ông Lê Thế Thọ chịu trách nhiệm trong việc để xảy ra tiêu cực?

 – Cái này cũng là chuyện nội bộ. Trong cuộc họp Thường trực VFF về vụ tiêu cực của U23 VN tại SEA Games 23, tôi đã công khai mọi chuyện và tất cả đều ủng hộ tôi. Điều quan trọng là ở tình thế khó, phải dũng cảm chọn ra cái gì tốt và có lợi nhất cho cái chung mà thực hiện.

· Ông Lê Thế Thọ sau khi rút khỏi ghế Phó Chủ tịch chuyên môn của VFF khóa V đã than thở là bị ép và không muốn làm việc trong môi trường mà Thường trực toàn là những người ít hiểu biết về bóng đá. Bản thân ông đã bị ông Thọ Smắng⬝ là trẻ và được đào tạo cơ bản về bóng đá, nhưng khó làm nên Scơm cháo⬝ ở bóng đá VN⬦?

– Tôi không thích đôi co, bởi đó là quan điểm riêng của chú Thọ. Tôi chỉ có suy nghĩ thế này: đá bóng khác với⬦ bóng đá. Đá bóng giỏi không có nghĩa là có thể quản lý bóng đá tốt. Nói cách khác, quản lý đòi hỏi khả năng toàn diện chứ không đơn thuần chỉ xuất phát từ tập luyện, đi lên từ sân cỏ. Cựu Chủ tịch FIFA J.Havelang ngày xưa xuất thân là VĐV bơi, còn ông ông Chủ tịch FIFA bây giờ S.Blatter là nhà đầu tư tài chính đấy thôi. Ai cam đoan những người xuất phát điểm là trái ngành, trái nghề không làm tốt quản lý bóng đá? Điều quan trọng là cái tâm và biết gạt bỏ cá nhân để nhìn vào lợi ích chung.

DƯ LUẬN C QUYỬN ĐƯỢC NGHI NGS

· Ông cam đoan không Sxỏ⬝ ai, nhưng gần 2 năm làm Tổng thư ký VFF, có lúc nào ông bị người khác chơi Skhăm⬝?

– Nói khẳng định thì vô cùng lắm, tôi không chắc được. Nhưng hầu hết các sự cố khi được làm rõ, tôi đều⬦ trắng tội. Như vụ buôn vé World Cup 2006 đấy, tôi cam đoan VFF làm chắc và sạch. Hoặc như vụ scandal tại SEA Games 23, nó là bài học giúp tôi quản lý đội tốt hơn ở AFF Cup 2007.

· Thế tại sao tai tiếng đến với ông vẫn nhiều, trong khi tiếng sạch thì ít người nói. Giả dụ như nghi án lấn cấn cá nhân giữa ông và đội K.Khánh Hòa – nơi bố ông làm Giám đốc điều hành. Người ta đồn thổi, ở vị trí Tổng thư ký ông là người ký duyệt phân công trọng tài, nhưng bảng danh sách ấy, ông chỉ chăm chăm lo tìm trọng tài Sngon⬝ để K.Khánh Hòa không bị ép⬦?

– Đúng là tôi ký duyệt cuối cùng. Nhưng phân công trọng tài thế nào, tính toán ra sao, mọi việc đều do Hội đồng trọng tài và BTC giải lên lịch, phân công dựa theo hàng loạt nguyên tắc. Tôi phải tin cấp dưới chứ làm sao tôi có thể Ssửa⬝ trọng tài theo ý của K.Khánh Hòa được. Vả lại, giữa tôi và bố tôi có nguyên tắc làm việc khá⬦ cứng nhắc: công việc là công việc, còn tình cảm không được xen vào. Tất nhiên, dư luận có quyền được nghi ngờ. Và tôi bị nghi ngờ là có thiên vị cho đội bóng của bố tôi cũng là điều dễ hiểu.

 Đá bóng giỏi không có nghĩa là có thể quản lý bóng đá tốt. Nói cách khác, quản lý đòi hỏi khả năng toàn diện chứ không đơn thuần chỉ xuất phát từ tập luyện, đi lên từ sân cỏ. Cựu Chủ tịch FIFA J.Havelang ngày xưa xuất thân là VĐV bơi, còn ông S.Blatter – Chủ tịch FIFA bây giờ là nhà đầu tư tài chính đấy thôi. Ai cam đoan những người xuất phát điểm là trái ngành, trái nghề không làm tốt quản lý bóng đá? Điều quan trọng là cái tâm và biết gạt bỏ cá nhân để nhìn vào lợi ích chung.

· Suy cho cùng, những đồn thổi về ông thực chất cũng là do điều tiếng lâu nay ở VFF không đẹp khi nó có quá nhiều zíc zắc, phức tạp⬦

 – Cái này cứ để thực tế trả lời. Nếu tôi tự khen, người ta lại bảo Scon hát mẹ khen hay⬝. Nhưng có thể khẳng định, bộ phận điều hành do tôi quản lý đang đi đúng hướng, chuyên nghiệp và tách bạch ở từng bộ phận. Với bộ máy như thế, tôi tin tiếng xấu sẽ bị tiếng đẹp át trong thời gian tới.

TÔI MUỐN VIỆT NAM VÔ Đ`CH SEA GAMES 24

· Bộ máy của VFF chạy đúng hướng, nhưng một thuyền trưởng như ông, có lúc suốt ngày tíu tít ở⬦ nước ngoài để họp. Liệu như vậy có đảm bảo là nó chạy vững và tốt?

– Tôi phải thừa nhận, có lúc tôi như ông… STổng họp⬝. Có tháng tôi đi họp 7-8 cuộc ở nước ngoài. Công việc càng bận khi thời điểm ASIAN Cup 2007 cận kề. Nhưng ở vị trí của tôi, không đi không được. Bởi thường thì AFC mời đại diện của VFF, bao giờ cũng mời đích danh tôi vì có nhiều việc, họ đòi hỏi phải quyết ngay trên bàn họp. Tôi không khoe khoang, nhưng bây giờ, uy tín của bóng đá VN trước AFC và FIFA đang lên. Thậm chí ngay cả việc chúng ta xử lý tiêu cực cũng được quốc tế đánh giá cao.

Còn việc xử lý công việc ở VFF, tôi cam đoan rằng, đâu phải vì họp mà tôi bỏ bê công việc ở nhà. Tôi vẫn quán xuyến mọi việc, chỉ có điều là phải chỉ đạo từ xa nhiều hơn.

· Gần 2 năm làm Tổng thư ký và phải chỉ đạo nhiều việc từ xa, lẽ nào công việc ở VFF không có lúc gặp sự cố?

 – Có. Mà công việc không thuận thì đúng là cái hạn thật. Nó kinh hơn cả lúc tôi bị tai nạn xe máy ở Khánh Hòa ấy chứ. Tôi coi vụ tai nạn là cái không may, còn công việc không trôi thì là hạn. Cái hạn của tôi và VFF phải chịu chưa đến mức làm dư luận… không chịu nổi, nhưng cũng bức xúc lắm. Đến tôi cũng khó chịu nói gì người ngoài. Như vụ đội Bahrain dự Agribank Cup 2006, họ nháo nhào thay đổi làm chúng tôi không thể trở tay kịp. VFF mất tiền mời Bahrain đến Việt Nam thi đấu, dại gì mời đồ dỏm. Nhưng tự họ thay đổi nên tôi cũng bó tay.

· Tạo ra một LĐBĐ quốc gia mạnh cuối cùng yêu cầu lớn vẫn là phải thể hiện bằng chất lượng và thành tích ở đội tuyển quốc gia. Thế nhưng đến giờ ĐTQG lẫn đội U23 VN đều đì đẹt, chưa thể thành công trong giấc mơ vô địch Đông Nam Á, dù chỉ một lần?


– Bóng đá VN vẫn đang trong thời kỳ quá độ, sau một chuỗi những rắc rối làm trì trệ nền bóng đá. Nhưng bản thân tôi đã nhìn thấy những tín hiệu tích cực từ thành công ở đội Olympic VN từ vòng loại Olympic Bắc Kinh 2008. Vả lại, V-League lẫn các hệ thống thi đấu của bóng đá VN đang được kiện toàn và quy củ hơn. Tôi nghĩ chuyện vô địch sẽ đến, nhưng phải biết kiên nhẫn chờ đợi.

 · Cách ông nói giống như lời hứa của nhiều người tiền nhiệm⬦

– Tôi nói như thế là trên góc độ quản lý. Còn về mặt tình cảm, mỗi khi tuyển VN đá, tôi đều muốn thắng và vô địch ngay lập tức. Như tại SEA Games 24 sắp tới, nếu duy trì được sự tiến bộ, tôi rất muốn và hy vọng chúng ta có vàng trên đất Thái. Còn tại ASIAN Cup 2007, tôi tin Việt Nam có thể gây bất ngờ.

· Nhưng nhiều người đang nghi ngờ khả năng cầm quân của ông Riedl. Thậm chí, dư luận cho rằng lý do VFF không dám thay HLV Riedl là do Thường trực VFF chưa đủ dũng cảm và sợ phải chịu trách nhiệm nếu quyết định thay HLV người Áo này?


 – VFF đâu ngại trách nhiệm. Nhưng chúng tôi đã tính toán và thấy rằng chưa cần phải thay ông Riedl. Một đội bóng muốn thành công phải có một đội ngũ đoàn kết, biết tập hợp sức mạnh. Ông Riedl còn được VFF trọng dụng, nghĩa là ông ấy có đủ yếu tố giúp đội tuyển của chúng ta mạnh.

Theo SGGP