Chủ tịch VFF Mai Liêm Trực : ’’Cải tổ là cần thiết’’

Trong 2 ngày 20 và 21/1 tại Hà Nội, Hội nghị toàn thể Ban Chấp hành LĐBĐVN sẽ được tiến hành trong sự mong chờ của dư luận. Đây là một Hội nghị quan trọng nhằm đánh giá kết quả hoạt động năm 2004 đồng…

04/04/2005 00:00:00

Trong 2 ngày 20 và 21/1 tại Hà Nội, Hội nghị toàn thể Ban Chấp hành LĐBĐVN sẽ được tiến hành trong sự mong chờ của dư luận. Đây là một Hội nghị quan trọng nhằm đánh giá kết quả hoạt động năm 2004 đồng thời đề ra phương hướng hoạt động năm 2005

Thưa Chủ tịch, Chương trình làm việc của Thường vụ và Ban Chấp hành lần này có 4 nội dung chính: Đánh giá tổng kết Tiger Cup 2004, Tổng kết công tác năm 2004 và Phương hướng nhiệm vụ 2005, Báo cáo dự thảo Đề cương cải tổ LĐBĐVN, và Công tác tổ chức Đại hội LĐBĐVN lần thứ 5. Nhưng dư luận đặc biệt quan tâm đến Đề cương cải tổ bộ máy hoạt động LĐBĐVN. Xin Chủ tịch nêu rõ trên cơ sở nào để xây dựng Đề cương quan trọng này ?


Chủ tịch Mai Liêm Trực

Chủ tịch Mai Liêm Trực: Trước ý kiến chỉ đạo mới đây của Thủ tướng Chính phủ: SKhẩn trương xây dựng và triển khai việc chấn chỉnh về tổ chức, nhân sự và cơ chế hoạt động của LĐBĐVN⬝, tôi suy nghĩ rất nhiều, và có thể nói đó là cơ sở đầu tiên để xây dựng bản đề cương này.

Thứ hai, cần nhận thức rõ vị trí, vai trò và tác động của bóng đá Việt Nam (BĐVN) với xã hội quan trọng như thế nào. ~ một đất nước hâm mộ bóng đá như nước ta thì điều này rất rõ. Một trận chung kết Giải Bóng đá Sinh viên Hà Nội hôm Chủ nhật vừa qua có tới 20.000 khán giả đến cổ vũ, với cờ tổ quốc và lòng say mê. Bóng đá phong trào không chỉ phát triển ở thanh thiếu niên mà còn cả ở nhi đồng và các Slão tướng⬝. ~ trường học, thì đó là việc giáo dục nâng cao thể chất, tinh thần ý chí, là sự phát triển tài năng, và là cơ sở cho bóng đá đỉnh cao. Với bóng đá đỉnh cao, thì đó là việc thể hiện đẳng cấp của nền bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam, thể hiện sức mạnh ý chí trong đó có cả lòng yêu mến của người hâm mộ với CLB. Còn đối với ĐTQG thì đó là tình yêu Tổ quốc cùng khát vọng chiến thắng! Bóng đá đỉnh cao ngược lại thúc đẩy động viên cổ vũ phong trào phát triển.

Một cơ sở nữa là cần phải đánh giá phân tích kỹ tình hình phát triển của BĐVN 10 năm qua, kể cả ở tầm quốc gia cho đến các CLB, và đặc biệt hoạt động của LĐBĐVN trong các nhiệm kỳ qua mà cụ thể nhất là những vấn đề đã xảy ra còn nóng hổi ở nhiệm kỳ 4. Và đó còn là việc xác định mục tiêu, định hướng BĐVN (theo phương châm: Xã hội hoá, chuyên nghiệp hoá và trong sạch hoá). Trong bối cảnh chung của sự phát triển kinh tế – xã hội và hội nhập quốc tế của Việt Nam trong 10 năm tới đây, tôi cho rằng, LĐBĐVN cần phải thay đổi về tổ chức để góp phần thực hiện những mục tiêu theo định hướng đó, nếu không sẽ là quá chậm vì đáng lẽ ra chúng ta phải thay đổi từ lâu rồi. Và một điều cần lưu ý là phải tham khảo kinh nghiệm quốc tế của các tổ chức FIFA, AFC và các LĐBĐQG khác để áp dụng vào hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam trong thời điểm hiện tại và hướng tới 5, 10 năm nữa.

– Thưa Chủ tịch, đã có lần Chủ tịch cho rằng: SBộ máy vận hành của VFF thấp hơn mặt bằng xã hội⬝ khiến không ít những người làm bóng đá băn khoăn và cả tự ái nữa, xin Chủ tịch nói rõ hơn vấn đề này?

– Có thể nhiều người chưa hiểu ý tôi và có chút tự ái nhưng không sao, các nhà chuyên môn sẽ hiểu khi tôi muốn đề cập đến vai trò, vị trí xã hội cùng tổ chức LĐBĐVN thời gian qua. Rõ ràng, LĐBĐVN chưa được quan tâm đúng tầm như các Hội, các tổ chức xã hội khác ở nước ta⬦ trong khi BĐVN có tầm quan trọng và được toàn xã hội quan tâm ủng hộ với tình cảm đặc biệt! Có lẽ, chính vì thế, hiện tại VFF chưa đáp ứng được yêu cầu trong sự phát triển đi lên của đất nước, của sự hội nhập quốc tế, cả về cơ cấu tổ chức, cơ chế hoạt động và bố trí nhân sự cho việc quản lý điều hành BĐVN.

– Chủ tịch có thể giải thích rõ hơn về sự hạn chế của mô hình hiện tại?

– Về cơ cấu tổ chức, hiện nay VFF đang vận hành theo mô hình mà cả Chủ tịch và Phó Chủ tịch vừa đại diện cho cấp quản lý (Ban Thường vụ, Ban Chấp hành) vừa là Sngười điều hành cao nhất⬝ (chủ tài khoản), lại hoạt động kiêm nhiệm nên không thể tập hợp được sức mạnh của toàn xã hội (thể hiện qua hoạt động thiếu hiệu quả của Ban Chấp hành ở cấp quản lý). Như thế bộ máy hoạt động kém hiệu quả và dễ mắc nhiều sai sót.

Về cơ chế hoạt động, Uỷ ban TDTT thực hiện việc quản lý Nhà nước với VFF theo pháp lệnh TDTT.

Với quốc tế, ta phải theo luật của FIFA, AFC, AFF.

Về cơ chế tài chính, đầu tư, lao động tiền lương, chưa được sự hướng dẫn của các bộ, ngành quản lý Nhà nước phù hợp với đặc thù môn thể thao có vị trí đặc biệt trong xã hội⬦

Về bố trí nhân sự, còn nhiều điều chưa hợp lý trong quá trình xã hội hoá, chuyên nghiệp hoá và trong sạch hoá thể hiện trong cơ cấu BCH, Thường vụ, Chủ tịch và các Phó Chủ tịch. Vì thế, bộ máy hiện tại dễ tạo nên sự phân công trách nhiệm không rõ ràng, Svừa đá bóng, vừa thổi còi⬝, thiếu dân chủ, không được kiểm soát chặt chẽ, đặc biệt không được bảo vệ kể cả khi làm đúng.

– Thưa Chủ tịch, vậy Đề cương cải tổ VFF sẽ có những nội dung gì?

–  Có 3 vấn đề: Thứ nhất, về cơ cấu tổ chức, cần phải tách bạch giữa cấp quản lý và cấp điều hành. Đại hội LĐBĐVN sẽ xác định cấp Quản lý bao gồm: Ban Chấp hành, Ban Thường vụ (Chủ tịch, các Phó Chủ tịch, các hội đồng, các uỷ ban tư vấn, giám sát). Cấp điều hành là bộ máy tác nghiệp, những chuyên gia giỏi về quản lý bóng đá, tài chính, luật pháp, hành chính và các lĩnh vực khác hoạt động chuyên nghiệp.

Thứ hai, về cơ chế hoạt động. Về chuyên môn, VFF tuân thủ sự chỉ đạo của Uỷ ban TDTT, luật lệ FIFA, AFC, AFF⬦ Nhưng cơ chế tài chính, đầu tư, tổ chức cán bộ, lao động tiền lương, quy chế nội bộ của VFF phải xác định rõ mối quan hệ về quản lý nhà nước với các Bộ Nội vụ, Tài chính, Kế hoạch Đầu tư⬦ VFF sẽ hoạt động như một doanh nghiệp, một Tổng Cty.

Thứ ba, về bố trí nhân sự: Phải xác định rõ cấp quản lý bao gồm: Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, Chủ tịch, các Phó Chủ tịch và các Hội đồng tư vấn giám sát. Cấp quản lý quyết định những nội dung quan trọng, cần thiết để hướng dẫn và kiểm soát hoạt động của bộ máy LĐ. (~ đây, Ban Thường vụ gần giống như Hội đồng Quản trị của các Cty). Với vị trí xã hội và uy tín của mình, những thành viên tham gia cấp quản lý hoạt động kiêm nhiệm, không hưởng lương và phụ cấp gì của LĐ sẵn sàng cống hiến khả năng của mình cho bóng đá nước nhà.

~ cấp điều hành, thì Tổng Thư ký và các Phó Tổng Thư ký (giống như Tổng Giám đốc, Phó Tổng Giám đốc các Cty) làm việc chuyên nghiệp, chuyên trách, có đủ quyền lực, cơ chế và nhân sự để thực thi nhiệm vụ của mình. Những người tham gia bộ phận điều hành sẽ hưởng lương của LĐ (có thể ở mức cao hoặc rất cao theo quyết định của Ban Thường vụ – Hội đồng Quản trị. Ví dụ, Tổng Thư ký có thể hưởng lương tới 10 triệu đồng hoặc hơn nữa). Tất nhiên cần có tiêu chí, chức năng, yêu cầu nhiệm vụ rõ ràng của tất cả các chức danh của bộ máy điều hành.

– Thưa Chủ tịch, Đề cương cải tổ LĐBĐVN đã được chuẩn bị như thế nào? Và Chủ tịch có tin tưởng Đề cương này sẽ thành hiện thực, để LĐBĐVN hoạt động có hiệu quả hơn trước không ?

– Được Ban Thường vụ giao nhiệm vụ và trong quá trình chuẩn bị từ mấy tháng qua, chúng tôi đã làm việc khẩn trương, tích cực dựa trên những cơ sở đã nêu ở trên, qua ý kiến của những người hâm mộ, giới báo chí, các nhà quản lý xã hội, quản lý bóng đá ở các CLB⬦ Đặc biệt gần đây là sự chỉ đạo trực tiếp của Thủ tướng Phan Văn Khải, Phó Thủ tướng Phạm Gia Khiêm. Tôi cũng đã nhiều lần trao đổi với Bộ trưởng Chủ nhiệm UBTDTT Nguyễn Danh Thái, làm việc trực tiếp với Bộ trưởng Bộ Nội vụ Đỗ Quang Trung và Lãnh đạo Văn phòng Chính phủ. Vừa qua, Thủ tướng Phan Văn Khải đã khẳng định sự ủng hộ của chính phủ cho sự phát triển của bóng đá Việt Nam, cho hoạt động của LĐBĐ và nhiều vấn đề cụ thể nhằm tiếp tục chuẩn bị và triển khai đề án, trong đó có việc đưa ra thảo luận rộng rãi. Chúng tôi cũng đã đề xuất với Chính phủ những kiến nghị để Chính phủ và các bộ, ngành hữu quan và các cấp chính quyền địa phương tạo điều kiện cho LĐ hoạt động có hiệu quả vì sự phát triển của BĐVN.

Nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt hai tháng trước Tiger Cup 2004 đã dặn dò tôi chuẩn bị cho Đại hội nhiệm kỳ tới với tinh thần đổi mới. Gần đây ông cũng đã điện thoại nhắc tôi và chỉ đạo thêm một số ý kiến quan trọng.

Chúng tôi sẽ tiếp tục tiếp thu ý kiến của toàn xã hội. Trong Hội nghị BCH tới đây, VFF sẽ mời lãnh đạo các bộ, ngành, lãnh đạo các địa phương, các CLB và giới báo chí cùng tham dự, góp ý cho đề án.

Tôi cho rằng thời điểm để cải tổ đổi mới mạnh mẽ BĐVN lúc này là hoàn toàn phù hợp, thậm chí hơi chậm nhưng cải tổ như thế nào, bước đi như thế nào, giải pháp như thế nào cần phải tính toán kỹ. Mô hình hoạt động mới trong giai đoạn đầu hoạt động là rất khó khăn. Tôi mong rằng sẽ có thêm nhiều ý kiến đóng góp sửa đổi, bổ sung để hoàn thiện đề án cải tổ LĐBĐVN. Tôi cũng mong dư luận xã hội, những người hâm mộ hết sức thông cảm với những khó khăn của Ban Chấp hành LĐBĐVN.

– Xin cảm ơn Chủ tịch. Chúc Hội nghị Thường vụ và Hội nghị toàn thể Ban Chấp hành thành công tốt đẹp!

(Baobongda.com.vn)