Vé World Cup: DBF bị kiện

Không có vé xem World Cup chắc chắn sẽ rất thất vọng với những ai thật sự hâm mộ, nhưng có vé rồi đôi khi cũng còn bực mình hơn. Chuyện tưởng như ngược đời ấy lại hoàn toàn có thật và đang ầm ĩ trên nhiều tờ báo uy tín của Đức….

01/04/2006 00:00:00

Không có vé xem World Cup chắc chắn sẽ rất thất vọng với những ai thật sự hâm mộ, nhưng có vé rồi đôi khi cũng còn bực mình hơn. Chuyện tưởng như ngược đời ấy lại hoàn toàn có thật và đang ầm ĩ trên nhiều tờ báo uy tín của Đức. LĐBĐ Đức (DBF) đang đứng trước một vụ kiện hy hữu có một không hai liên quan đến những tấm vé bóng đá ở Đức mùa hè này.

Các CĐV Đức

Mới đây, Stefan Hohensee, một sinh viên luật học ở thành phố Dresden, đã chính thức khởi kiện DBF ra tòa án Frankfurt về việc không tuân thủ luật bảo vệ nhân thân. Chuyện đau đầu này DBF tưởng như có thể được dàn xếp ổn thỏa bởi sự hậu thuẫn của tòa án nhưng cơ quan pháp luật của Đức lại có hướng bảo vệ Stefan Hohensee hơn là giữ thể diện cho DBF.

Vụ việc trở nên trầm trọng hơn khi hàng loạt tờ báo uy tín đều đưa tin rầm rộ và Stefan bỗng trở nên nổi tiếng cũng như nhận được sự ủng hộ của lực lượng cổ động viên cả trong lẫn ngoài biên giới Đức.

Stefan Hohensee may mắn mua được một cặp vé theo dõi trận Brazil Croatia diễn ra ngày 13 tháng 6 ở Berlin và cũng giống như bất kỳ fans bóng đá nào khác, anh quá vui mừng vì điều đó.

Tuy nhiên, niềm vui không kéo dài được bao lâu khi Stefan Hohensee nhận biết những thông tin cá nhân như tên tuổi, địa chỉ, ngày tháng năm sinh và cả số căn cước mà anh cung cấp khi đặt mua đều được in trên vé và hơn thế nữa, còn được DBF lưu trữ lại để chuyển cho BTC World Cup.

Thực chất, DBF sử dụng biện pháp này không nằm ngoài mục đích chống tình trạng phe vé nhưng theo như khung pháp luật của EU về quyền bảo mật thông tin cá nhân, DBF đã vi phạm khá nghiêm trọng. Là một sinh viên luật thuộc loại ưu, Stefan Hohensee nhận biết sai lầm này và đề nghị DBF phải xóa những thông tin của anh, đặc biệt là số căn cước, trong dữ liệu lưu trữ cũng như xóa nó trên mặt vé ngay sau khi anh gửi phiếu đặt mua.

Dĩ nhiên DBF từ chối và đưa ra áp lực rằng Snếu không chấp nhận sẽ hủy phiếu đặt⬝. Stefan không thắc mắc gì thêm, cốt để có cặp vé mong muốn, nhưng sau khi đã nắm trong tay cái mình cần, anh liền phát đơn kiện. Bị bất ngờ, DBF chống trả bằng một lý do hết sức Snực cười⬝ rằng Sthời gian từ nay đến World Cup quá gấp để thực hiện việc đó⬝.

Tuy nhiên, một số người liên quan đến phiên tòa ở Frankfurt không đồng thuận ý kiến đó. Luật gia Peter Schneider cho rằng vé World Cup sẽ được gửi đích danh cho người đặt mua chậm nhất là 6 đến 8 tuần trước ngày khai mạc (ước chừng cuối tháng 4) và do đó, việc xóa dữ liệu người mua là vẫn kịp và cần thiết phải thực hiện.

Chưa hết, ủng hộ Stefan còn có tổ chức xã hội chuyên về bảo vệ dữ liệu mang tên Bielefelder Datenschutz. Người đại diện của họ, ông Verein Foebud, phát biểu rằng SDFB với sự hậu thuẫn của Bộ Nội vụ đã biến World Cup trở thành một dự án giám sát to lớn và các fan đã bị ép buộc phải khai báo số căn cước một cách trái pháp luật. Điều đó là sự vi phạm quyền công dân, thiếu tôn trọng khách hàng và trái với nguyên tắc bảo vệ dữ liệu.⬝.

Trưa 30/3, tòa án Frankfurt đã bác bỏ đơn kiện của Stefan và điều đó lại thổi bùng lên sự bất bình trong dư luận. Luật sư Schneider cho biết SChúng ta sẽ còn gặp thêm nhiều rắc rối nữa với quyết định đó⬝.

Dư luận trong và ngoài nước Đức đang rất quan tâm đến vụ việc của Stefan và theo như nhiều tổ chức và cá nhân mua vé World Cup thì việc kiểm soát vé bằng hộ chiếu và ảnh hộ chiếu là quá đủ và thậm chí còn nhanh hơn nữa. Riêng về Stefan, chàng sinh viên luật cứng đầu cho biết anh sẽ quyết tâm tiếp tục khiếu kiện ở tòa án Liên bang và thậm chí kể cả tòa án EU. 

(Theo SGGP)