SCon chim đầu đàn⬝ của trọng tài thủ đô

Nói tới người tiên phong trong việc xây dựng công tác trọng tài của Hà Nội và cả nước, có lẽ không ai có thể quên cựu trọng tài Huy Khôi. Dù đã ra đi mãi mãi vào cõi vĩnh hằng, nhưng trình độ chuyên môn gần 40 năm cầm còi cũng như nhân…

Nói tới người tiên phong trong việc xây dựng công tác trọng tài của Hà Nội và cả nước, có lẽ không ai có thể quên cựu trọng tài Huy Khôi. Dù đã ra đi mãi mãi vào cõi vĩnh hằng, nhưng trình độ chuyên môn gần 40 năm cầm còi cũng như nhân cách đáng kính trọng của một người tài hoa, sống có lý tưởng của ông vẫn còn được nhắc mãi⬦

“”Khôi King Kong quyết không làm đội sếp cho Pháp””

Sinh năm 1916 trong một gia đình gốc Hà Nội , từ nhỏ, cậu bé Huy Khôi đã nổi tiếng nghịch ngợm, hiếu động. Nhà ở Nhân Chính, nhưng cậu nhiều năm gắn bó với phố Hàng Bông (nơi gia đình có một cửa hàng buôn bán nhỏ). Thấp bé (chỉ cao khoảng 1m60), Huy Khôi đen, chân tay nghều ngoào như một chú vượn trông rất đáng sợ nên bị đặt biệt danh SKhôi King Kong⬝.

Với bộ dạng và tính cách ngang tàng, cậu được bạn bè cùng trang lứa ở khu phố nể phục. Thêm vào đó, Huy Khôi học rất giỏi, thuộc vào hàng Svăn võ song toàn⬝ ở trường Bưởi thời đó. Chính Huy Khôi đã Stự hoạ⬝ mình như sau:

SHàng Bông hổ xám chính là tôi
Biệt hiệu thư hùng, tên Nguyễn Khôi
Võ giỏi ngang hàng cùng Triệu Tử
Mưu cao Cát Lượng sánh vừa đôi
Văn thơ Thái Bạch không thèm hoạ
Giọng hát Trương Chi! Thì đệ thôi⬦⬝

Tính cách ấy lại giúp cho chàng thành niên sau này rất kiên định với lý tưởng sống của mình. Năm 1935, Huy Khôi theo học Trường Cao đẳng thể dục Phan Thiết (ESEPIC). Ông được Giám đốc Trường là Ducoury để ý bởi hiểu biết rộng, lại rất khoẻ và chơi giỏi nhiều môn thể thao.

Với mục đích mị dân và lái thanh niên sang các hoạt động vui chơi hưởng lạc để quên đi nhiệm vụ cách mạng, thời đó, các học viên của trường được tham dự nhiều hoạt động thể thao và khi tốt nghiệp, hầu hết được chọn làm đội sếp (cảnh sát) cho Pháp.

Nhưng sự hứa hẹn cũng như những bổng lộc ấy lại không làm chàng trai Hà Thành quan tâm. Ông từ chối thẳng thừng bởi nhận thức rõ bản chất xâm lược của thực dân Pháp cũng như sự tàn ác, đánh người vô cớ của các đội sếp thời ấy⬦

Sau đó, ông đi học kế toán, làm việc tại Sở Kho bạc. Tuy nhiên, chỉ một thời gian ngắn sau, ông lại tiếp tục gắn bó với hoạt động TDTT trên một cương vị mới.

“”Con chim đầu đàn”” của trọng tài Hà Nội

Chơi được nhiều môn thể thao, từng đoạt nhiều giải thưởng về điền kinh, bơi lội, nhưng bóng đá vẫn là môn Huy Khôi ham mê nhất. Thuận chân trái và đá khá tốt nhưng tầm vóc thấp nhỏ là một bất lợi cho ông. Trong suốt thời kỳ kháng chiến chống Pháp, ông chỉ chơi thể thao nghiệp dư, gắn bó chủ yếu trên cương vị một cán bộ của Phòng TDTT thuộc Bộ Giáo dục.

Hà Nội được giải phóng, Huy Khôi chuyển sang công tác tại Sở TDTT của thành phố và nhờ những hiểu biết sâu về bóng đá, luật chơi của môn thể thao này nên ông đã được lãnh đạo giao trách nhiệm xây dựng lực lượng trọng tài bóng đá của Thủ đô. Ông tập hợp thêm được rất nhiều đồng nghiệp có cùng niềm say mê. Cho đến tận bây giờ, rất nhiều cựu trọng tài Hà Nội còn nhớ đến những kinh nghiệm nghề quý báu mà Huy Khôi truyền lại: từ việc nhỏ như chuẩn bị trang phục, kiểm tra còi cho đến các vấn đề chuyên môn phức tạp⬦

Bản thân Huy Khôi cũng không ngừng nâng cao trình độ của mình. Trong rất nhiều năm, ông nổi tiếng là một Squan toà⬝ nghiêm khắc, công bằng, nhưng rất Scó tình⬝ trên sân. Không chỉ có mặt tại hầu hết các giải đấu lớn trong nước, ông còn là trọng tài Việt Nam đầu tiên được mời cầm còi ở các giải đấu quốc tế (GANEFO 1963 tại Indonesia, GANEFO 1966 tại Campuchia – tại giải này, ông được tín nhiệm giao bắt trận chung kết giữa Trung Quốc và CHDCND Triều Tiên, nhiều giải đấu hữu nghị tại Trung Quốc, Đức⬦). Huy Khôi cũng là một trong số ít nhà thể thao được gặp Bác Hồ nhiều lần⬦

Năm 1980, ông nghỉ hưu nhưng vẫn tham gia đều đặn các hoạt động chuyên môn, ngoại khoá của Hội Cựu trọng tài Hà Nội. Ngày 10/10/1996, nhân kỷ niệm ngày sinh lần thứ 80, giữa hai hiệp một trận đấu tại IBM Cup, Sở TDTT Hà Nội và LĐBĐVN đã tổ chức mừng thọ ông một cách trọng thể. Và trước hơn hai vạn khán giả, Huy Khôi đã cất cao giọng thể hiện sáng tác nổi tiếng của chính mình – ca khúc SKhoẻ vì nước⬝.

Ông tạ thế năm 1998 trong sự tiếc thương của đông đảo đồng nghiệp và người yêu bóng đá Thủ đô.