Những thuật ngữ bóng đá đáng chú ý ở World Cup 2006

Người Đức không chỉ mê bóng đá mà còn sáng tác ra nhiều thuật ngữ thâm thúy, phản ánh những hiện tượng thú vị cũng như tồi tệ trên sân cỏ.

19/05/2006 00:00:00

Người Đức không chỉ mê bóng đá mà còn sáng tác ra nhiều thuật ngữ thâm thúy, phản ánh những hiện tượng thú vị cũng như tồi tệ trên sân cỏ.


SKaiser⬝ (Hoàng đế) là từ trang trọng dành cho Franz Beckenbauer.

Chắc chắn, đến xem các trận đấu ở vòng chung kết World Cup 2006, cổ động viên nước ngoài sẽ được nghe những thuật ngữ lạ tai và nếu biết rõ nguồn gốc, họ sẽ cảm thấy thích thú.

Chẳng hạn, các cổ động viên dùng từ STomaten auf den Augen⬝ (Cà chua dính mắt) để ám chỉ việc trọng tài không thấy những pha phạm lỗi rõ ràng hay lờ bắt quả phạt đền. Từ SArschkarte⬝ có nghĩa là vận rủi hoặc hỗn độn.

Thật ra, SArschkarte⬝ xuất phát từ kỷ nguyên truyền hình đen trắng, thời điểm trọng tài còn để thẻ đỏ ở túi bên hông và thẻ vàng ở túi trước ngực nhằm tránh rút lộn thẻ.

SZweikampf⬝ (cận chiến) muốn nói đến tinh thần chiến đấu của từng cá nhân và tình huống này thường được các nhà chuyên môn hay báo chí mổ xẻ rất kỹ sau mỗi trận đấu. Hậu vệ người Pháp Lizarazu (đá cho Bayern) cho biết ở bóng đá Đức, thuật ngữ này đóng vai trò quan trọng.

SSchoenwetterfussballer⬝ (cầu thủ thời tiết) là thuật ngữ ám chỉ những cầu thủ chỉ chơi hay khi thời tiết và điều kiện sân bãi hoàn hảo, hạnh phúc trong cuộc sống riêng tư, cổ động viên thần tượng họ và được huấn luyện viên ca ngợi⬦ SSchoenwetterfussballer⬝ chủ yếu dành cho các cầu thủ Brazil chơi hay nhưng thất thường ở Bundesliga.

SWunderbal von Bern⬝ (Điều kỳ diệu ở Berne) thường được sử dụng để ám chỉ đến cuộc lội dòng nước ngược khó tin của tuyển Đức ở trận chung kết World Cup 1954 (thắng ngược Hungary 3-2 dù bị dẫn trước). Thắng lợi này cho thấy sức mạnh và tinh thần thép của Đức không chỉ trên sân cỏ mà còn trong kinh tế. Suy sụp sau cuộc chiến tranh thế giới thứ 2 nhưng Đức nhanh chóng gượng dậy và trở thành cường quốc kinh tế hàng đầu của châu u.

SWeicher⬝ (trứng xốp) ám chỉ đến những cầu thủ thiếu dũng cảm hay không có tinh thần thi đấu. Câu chuyện Andreas Moller khóc sau khi bị Lothar Matthaeus vả vào mặt đã được cổ động viên cô đọng bằng từ SHeulsuse⬝ (đứa trẻ hay khóc nhè). Còn những cầu thủ hay giả vờ té ngã để kiếm quả phạt đền được gọi là SSterbende Schwan⬝ (thiên nga giẫy chết).

SFlasche⬝ (cái chai) là cái tít thường được báo chí sử dụng để chê những cầu thủ hay đội bóng không đáp ứng mong đợi. Tất cả 11 tuyển thủ Đức trong đội hình chính của Đức ở Euro 2000 bị gọi là SFlasche⬝ do những màn trình diễn kém cỏi của họ (bị loại sau vòng 1). Cho đến nay, người Đức vẫn chưa quên được cảm giác cay đắng của thất bại ở trận chung kết World Cup 66 diễn ra trên sân Wembley (London).

Khi ấy, trọng tài đã công nhận bàn thắng gây nhiều tranh cãi của Geoff Hurst (trúng xà ngang dội xuống và không rõ bóng đã qua vạch vôi hay chưa) và người Đức gọi đó là SWembleytor⬝ (bàn thắng Wembley) để ám chỉ chiến thắng mờ ám.

SFussballgott⬝ (Vị thần bóng đá) hoặc SKaiser⬝ (Hoàng đế) là từ trang trọng dành cho Franz Beckenbauer, người có công giúp Đức đăng quang ở World Cup 74 (trong vai trò cầu thủ) và World Cup 90 (trong vai trò huấn luyện viên).

Thậm chí việc Stefen Effenberg dùng ngón tay chỉ vào cổ động viên Đức ở World Cup 94 (do hành động này, Effenberg bị đuổi khỏi đội tuyển) cũng được nêu trong thuật ngữ bóng đá qua từ SStinkefinger⬝ (ngón tay giữa) để ám chỉ hành vi lăng mạ.

(Theo SGGP)