Đối thoại với cựu HLV ĐT Đức Berti Vogts

Trong khi không ít ngờ vực về chất lượng cầm quân của HLV đội tuyển Đức thì người tiền nhiệm Berti Vogts lại đánh giá cao Jürgen Klinsmann. Tuy nhiên, ông không đặt nhiều hy vọng vào các ngôi sao Đức tại kỳ World Cup này…

06/06/2006 00:00:00

Trong khi không ít ngờ vực về chất lượng cầm quân của HLV đội tuyển Đức thì người tiền nhiệm Berti Vogts lại đánh giá cao Jürgen Klinsmann. Tuy nhiên, ông không đặt nhiều hy vọng vào các ngôi sao Đức tại kỳ World Cup này. Trong cuộc trò chuyện với Tờ FAZ, Vogts lo lắng trước trận khai mạc ảm đạm với Costa Rica.

– Thưa ông Vogts, làm thế nào để trở thành một đội bóng vô địch thế giới?

– Với một đội hình được cấu thành bởi các cầu thủ tự tin và kinh nghiệm trận mạc có thể chịu được áp lực kinh hoàng của một giải đấu lớn. Như chúng tôi vào năm 1974.

– Ồ, tôi nhớ rồi, ngày 7/7/1974, chung kết World Cup. Sau 120 giây, đội tuyển Đức đã thua 0-1. Rất tệ. Ông có mất lòng tin không?

– Không. Chúng tôi luôn biết là sẽ chiến thắng. Thậm chí ngay khi tôi bị thẻ vàng, tôi vẫn tâm niệm rằng vẫn còn 87 phút để theo sát Johan Cruyff. Tôi vẫn rất bình tĩnh. Vì biết rằng trọng tài sẽ không đuổi tôi khỏi sân nhà. Những điều đó còn thiếu vằng trong tư duy của các học trò của Jürgen Klinsmann: rất dễ xảy ra trường hợp một cầu thủ nào đó gặp vấn đề ngay trong trận khai mạc và nhận thẻ vàng sau 3 phút.

Bert Vogts (phải) tại VCK World Cup 74

– Điều gì làm đội hình 1974 khác với năm 2006?

– Một đội hình gắn kết với quan điểm là người ta sẽ giết chúng tôi nếu chỉ về nhì. Thế là cả đội bước vào giải đấu với quan điểm rõ ràng: chỉ danh hiệu vô địch thế giới là có giá trị. Và chúng tôi đã thực hiện kế hoạch đó một cách lạnh lùng. Thậm chí cả những sự chỉ trích đối với trận thua 0-1 trước đội tuyển CHDC Đức cũng chẳng ảnh hưởng gì.

– Nhưng làm sao mà các ông lại thua trận đấy chứ?

– Đơn giản thôi, trên đường đến sân Hamburg, chúng tôi nghe đài thấy Chile hòa Australia. Và chúng tôi đã vào vòng sau. Chúng tôi cân nhắc, nếu thắng trận này, đội đầu bảng sẽ có nguy cơ gặp Argentina và Brazil. Với tư duy đó chúng tôi đã vào trận.

– Vậy là chúng ta sẽ viết lại lịch sử: năm 1974, CHLB Đức cố ý thua trận ở Hamburg trước CHDC Đức?

– Cũng không phải thế. Trong những phút đầu tiên, chúng tôi gây áp lực khá lớn. Nhưng trong hiệp thứ hai, chúng tôi đã chơi rất thoải mái. Sau khi, Sparwasser ghi bàn thắng ở phút 77, thì Franz Beckenbauer chủ yếu giành thời gian để tranh cãi với khán giả hơn là san bằng tỷ số.

– Tại sao Beckenbauer lại bức xúc như vậy?

– Sân Volkspark ở Hamburg bao giờ cũng gây rắc rối cho đội tuyển. Người Hamburg rất lạnh và thích chỉ trích. Đấy là lý do tại sao, 15 năm nay, sau khi đội tuyển Đức thua trận bán kết tại Euro 1988, Liên đoàn không tổ chức bóng đá quốc gia ở đây.

Đức chơi trận khai mạc World Cup, một điềm lành?

– Tôi lại coi đấy là rắc rối. Trận khai mạc bao giờ cũng rất nhiều áp lực. Đội tuyển Brazil giàu kinh nghiệm có thể giải quyết được vấn đề này. Nhưng tôi không dám chắc là các cầu thủ trẻ, thiếu kinh nghiệm trận mạc của chúng ta có thể chịu được.

– Tại sao trận khai mạc lại khó khăn?

– Thứ nhất, vì sự quan tâm của báo chí rất kinh khủng. Áp lực đấy kinh khủng hơn nhiều nếu bạn vào trận muộn hơn. Mặt khác các trọng tài cũng nhận được nhiều chỉ dẫn mới và sẽ phải tập dượt.

– Đội tuyển Đức sẽ kịp thời nghỉ ngơi và có được phong độ chứ?

– Không cầu thủ Đức nào cần nghỉ ngơi cả, họ không phải thi đấu nhiều và cũng không quá mệt mỏi. Ngược lại, chúng ta tập luuyện quá ít. Khi còn là HLV ở Leverkusen, tôi bị kêu ca vì bắt một số cầu thủ đi tập buổi chiều. Tôi không hiểu. Có lẽ trong CLB có quá nhiều sự can thiệp: các nhà quản lý cầu thủ đến kêu ca với giám đốc điều hành. Những điều đó không xảy ra ở Anh. HLV và giám đốc điều hành cùng đưa ra quyết định về nhân sự.

– Ông có cách gì chứng minh được rằng các cầu thủ Bundesliga lười tập luyện?

– Chúng ta chỉ cần so sánh với các môn thể thao khác. Thông thường các VĐV tập luyện ít nhất 6 giờ/ngày. Bóng đá chuyên nghiệp ở Đức vẫn giữ chương trình tập như trước đây 10 năm trong khi các quốc gia khác đã thay đổi triệt để. Chúng ta cần làm rất nhiều mới có thể đuổi được họ. Tôi rút các tuyển thủ quốc gia khỏi nhận xét này, nhưng các cầu thủ trong đội trẻ thì đúng là như vậy.

– Jürgen Klinsmann là người luôn đánh giá cao các chương trình rèn luyện thể lực. Ông có tin rằng chỉ trong vài tuần, sự yếu kém này của đội tuyển Đức sẽ được giải quyết?

– Tôi ngưỡng mộ lòng dũng cảm của anh ấy vì dám đứng mũi chịu sào đội tuyển vào thời khắc khó khăn này. Ottmar Hitzfeld, Arsene Wenger hay Guus Hiddink đều từ chối. Klinsmann biết là không thể có nhiều cầu thủ xuất sắc. Nhưng anh ấy rất cương quyết và vì vậy xứng đáng được kính trọng.

Trước đây hai năm Jürgen Klinsmann đã cho làm hai bài kiểm tra thể lực và thẩm định y học thể thao rất cẩn thận. Lúc đó đã xác định được rằng chúng ta thua kém các quốc gia khác. Thậm chí các chỉ số của thế hệ những năm 1990 còn cao hơn. Klinsmann bắt đầu cuộc cải tổ thể lực với hai HLV đến từ nước Mỹ và có thể sử dụng tiếng Đức. Tôi nghĩ rằng Klinsmann đang đi rất đúng hướng: chỉ với các chuyên gia xuất sắc trong từng lĩnh vực, chúng ta mới có thể trở lại đỉnh cao thế giới. Giờ thì anh ấy đã có những thành công đầu tiên: chưa HLV nào trước đây gọi nhiều cầu thủ trẻ như vậy vào đội tuyển.

Hi vọng người kế nhiệm Klinsmann sau World Cup 06 chính là Klinsmann.

Tôi hy vọng rằng người kế nhiệm của Klinsmann sau khi VCK World Cup kết thúc không phải là ai khác mà chính là⬦ Jürgen Klinsmann. Đội tuyển Đức hiện mứoi chỉ đạt chừng 70% phong độ. Phải đến 2010, với bộ xương này, chúng tôi mới chính thức đạt tới đỉnh cao. Trong trường hợp Klinsmann trở lại California, tôi chỉ mong người kế nhiệm sẽ hiểu được triết lý bóng đá của Klinsmann để tiếp tục sự nghiệp xây dựng đội tuyển Đức.

– Bao giờ ông định trở lại ghế HLV?

– Sẽ cần nhiều điều kiện đấy: tôi sẽ không chấp nhận CLB nào lúc nào cũng đòi danh hiệu. Rồi chiến lược rõ ràng đối với việc tuyển mộ cầu thủ. Và những điều ấy không thể xảy ra ở Đức. Bởi các chủ tịch CLB bóng đá ở đây chỉ là những người hâm mộ bóng đá chứ không phải dân chuyên nghiệp.

Các CĐV thường sống bằng tình cảm và trong những hoàn cảnh xấu dễ bị dư luận áp đặt, chống lại HLV. Một Chủ tịch- chuyên gia bóng đá có mục đích cho CLB và sẵn sàng che chở cho HLV khi gặp khó khăn. Tôi không thích làm việc với những người chỉ thích làm Sông lớn⬝ lúc chiến thắng và khi gặp thất bại thì lập tức đẩy tội lỗi sang cho những kẻ khác.

(Theo thể thao VTC)