Chủ tịch FIFA và cuộc chiến "bóng đá ngoài vòng pháp luật"

Chủ tịch FIFA Sepp Blatter đã lên tiếng kêu gọi Liên minh châu u (EU) công nhận quyền tự trị của thể thao trong các vấn đề liên quan đến Luật Lao động, đưa bóng đá ra Sngoài vòng pháp luật⬝ nhằm bảo vệ Sbản sắc dân tộc⬝ trong bóng đá.

Chủ tịch FIFA Sepp Blatter đã lên tiếng kêu gọi Liên minh châu u (EU) công nhận quyền tự trị của thể thao trong các vấn đề liên quan đến Luật Lao động, đưa bóng đá ra Sngoài vòng pháp luật⬝ nhằm bảo vệ Sbản sắc dân tộc⬝ trong bóng đá.

Chủ tịch FIFA Sepp Blatter muốn bóng đá Ssống ngoài vòng pháp luật⬝ của EU

Theo ý tưởng của vị chủ tịch một trong hai tổ chức thể thao quyền lực nhất thế giới, bóng đá cần được miễn trừ trước những điều luật về tự do di chuyển và cho phép FIFA hạn chế số lượng cầu thủ nước ngoài được phép chơi cho các CLB.

SCông nhân châu u có thể dịch chuyển tự do giữa các nước để kiếm việc làm song cầu thủ không phải là công nhân.

Chúng ta không thể coi cầu thủ giống như mọi công nhân thông thường bởi cần phải có 11 người mỗi đội cho một trận đấu, và họ gần với nghệ sỹ hơn là công nhân.

Nếu một đội bóng có 11 cầu thủ nước ngoài cùng ra sân, điều đó không giúp ích gì cho việc phát triển bóng đá, đào tạo cầu thủ trẻ cũng như các vấn đề tài chính khác⬝, Chủ tịch Blatter nhận định.

Bởi vậy, ông muốn gìn giữ Sbản sắc dân tộc⬝ của mỗi đội bóng và đề ra hạn ngạch tối thiểu mỗi đội phải có 6 cầu thủ nội trên sân trong một trận đấu.

Và mô hình cơ bản S6+5⬝ được khởi xướng để đi vào thực tế từ mùa 2010-2011 mà theo ông là có nhiều thuận lợi:

Các cầu thủ do CLB đào tạo có nhiều cơ hội ra sân trong đội hình chính hơn, vấn đề cân đối tài chính dễ dàng hơn do các CLB không phải ném những khoản tiền khổng lồ vào thị trường chuyển nhượng để mua cầu thủ và các ĐTQG cũng được hưởng lợi do các cầu thủ nội được thi đấu nhiều.

Thế nhưng, ý tưởng này vị chủ tịch FIFA nhanh chóng hứng chịu những phản ứng gay gắt từ các quan chức của EU. Theo đó, nếu đưa vào áp dụng Scông thức 6+5⬝, FIFA sẽ phải đối mặt với làn sóng kiện tụng tương tự như vụ án dẫn đến Sđiều luật Bosman⬝.

Không chỉ vậy, người đứng đầu cơ quan bóng đá quyền lực nhất thế giới cũng sẽ phải đương đầu với sự phản đối cứng rắn từ một số CLB hàng đầu thế giới khi triển khai kế hoạch này.

Vụ án Bosman đã làm thay đổi bộ mặt thế giới bóng đá

SKế hoạch này là vi phạm hiệp ước EU và các điều luật về thị trường chung trong khối liên quan đến sự tự do dịch chuyển của công nhân giữa các quốc gia EU⬝, ông Frederic Vincent, phát ngôn viên của cố vấn các vấn đề thể thao của EU, Jan Figel, tuyên bố.

SCông nhân là công nhân, vì thế cầu thủ cũng là công nhân kiếm sống nhờ lương đá bóng như những người khác⬝.

Một quan chức EU thậm chí còn mô tả những động thái của Chủ tịch Blatter bằng cụm từ SBosman phần 2 sắp diễn ra⬝.

Các tổ chức như FIFA, UEFA, các LĐ quốc gia hoặc CLB nếu tán thành kế hoạch hạn chế cầu thủ ngoại của ngài Blatter sẽ phải đối mặt với các phiên tòa trong nước hoặc thậm chí là tòa án tối cao EU, dẫn tới tốn không ít tiền cho các luật sư cũng như án phạt.

Hai năm trước, UEFA cũng tìm cách Slách luật⬝ EU khi thay định nghĩa Scó quốc tịch⬝ bằng cái gọi Strưởng thành từ⬝ khi đưa ra quy định mỗi CLB bắt buộc phải có một số lượng cầu thủ tối thiểu do CLB đào tạo hoặc ở một quốc gia trong một thời gian nhất định.

Tuy nhiên, biện pháp Slách luật⬝ này cũng đang bị điều tra kỹ lưỡng xem có phù hợp với luật EU không khi các nhà lập pháp EU đang soạn thảo bản hiệp ước EU mới, trong có các điều luật liên quan đến thể thao.

Dù bị phản ứng, Chủ tịch Blatter vẫn mong muốn Ủy ban xây dựng chính sách chiến lược của FIFA xem xét đề xuất của ông trong tuần tới, trước khi cuộc họp của ủy ban điều hành FIFA diễn ra vào cuối tháng này.

Ông hy vọng kế hoạch này sẽ được xây dựng hoàn thiện trước khi đưa ra trình tại Đại hội FIFA tổ chức tại Sydney vào tháng Năm năm sau.

Theo TPO