Bóng đá nữ – Phía sau những tấm huy chương

Kỳ 3: Cái thuở ban đầu…

Kỳ 3: Cái thuở ban đầu…

Sau khi đoạt chức vô địch bóng đá nữ lần thứ ba liên tiếp tại SEA Games 23, một vài đồng nghiệp tìm đến sân Tao Đàn – đại bản doanh của bóng đá nữ TP.HCM, nơi được xem là cái nôi của cả nước về môn thể thao này – với ý định viết những bài đẫm nước mắt!

Nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt, tuyển thủ Minh Nguyệt và ông Tư Ngữ (từ trái qua) trong dịp mừng tuyển nữ VN lần đầu xuất ngoại đoạt cúp vô địch tiền SEA Games 19

Tuy nhiên, mọi người đã phải ra về kèm lời than: SỒ, chẳng có gì cả! Chị em bây giờ dù chưa sướng bằng bóng đá nam, nhưng xem ra cũng khá lắm rồi. Nơi ăn chốn ở, lương bổng đều đâu ra đó cả⬝! Đúng là hôm nay bóng đá nữ đã khác xưa nhiều lắm, nhờ Nhà nước lẫn xã hội đã bắt đầu quan tâm đến nhiều. Nhưng, để được như hôm nay họ đã phải chịu đựng biết bao ở hôm qua…

Đá bóng như đi⬦ buôn lậu!

Năm 1984, chàng trai trẻ mới tốt nghiệp Đại học TDTT II được hai năm và đang là chủ nhiệm CLB bóng đá Lam Sơn (Q.5, TP.HCM) Nguyễn Quốc Hùng là người đầu tiên nghĩ đến việc đưa chị em phụ nữ đến với bóng đá.

Lúc đầu chỉ là vài VĐV điền kinh xin vào đá cho vui, trong đó có cô Đỗ Thị Mỹ Oanh sau này trở thành một trong những trụ cột của đội tuyển TP.HCM và đội tuyển quốc gia, nhưng sau đó đã thu hút được khá đông bạn nữ khác đi ngang hiếu kỳ cũng vào đá chung.

Nghe thì có vẻ dễ dàng, nhưng để duy trì các cô gái vốn đa phần là con em lao động  vất vả với việc mưu sinh hằng ngày (đạp xe ba gác chở củi đi bán, bán đồ ăn…) đến tập luyện thường xuyên là cả một vấn đề. Bởi họ ăn còn không đủ, lấy đâu mà bồi dưỡng cho có sức theo các bài tập vận động.

Còn CLB cũng chẳng dư dả để có thể lo ăn, mà chỉ đảm đương được trà đá khi tập luyện cùng giày vớ và một bộ trang phục tập. Vì vậy mãi đến một năm sau, CLB bóng đá Lam Sơn mới tập hợp được một đội hình đúng nghĩa (cả cầu thủ dự bị) để có thể bắt đầu những chuyến đi đá giao hữu.  

Ông Hùng, giờ là trưởng Phòng TDTT quận 5, bồi hồi nhớ lại: STập chạy hoài cũng chán nên khi nhận được lời mời đi thi đấu giao hữu đầu tiên ở miền Tây, ai cũng thích thú ra mặt. Bởi không chỉ được thi đấu đàng hoàng, mà khi về còn được địa phương ưu ái bán cho ít gạo giá rẻ.

Thời đó, chuyện các cô gái xách giày ra sân quả là rất mới, gây hiếu kỳ cho những địa phương mà đội đến, nên các trận đấu của họ rất đông khán giả đến xem⬝.

Nhưng, phong trào đang ngon lành như thế thì bị bụp một cú làm xẹp luôn. Ông Quốc Hùng kể: SNếu như chuyến đi giao hữu miền Tây đầu tiên mở đầu cho một giai đoạn đẹp của bóng đá nữ TP.HCM, thì chuyến du đấu tại Quảng Ngãi chất chứa nhiều kỷ niệm và cũng kết thúc luôn cho một phong trào vốn đang gây được tiếng vang.

Khi đó đội nhận lời mời đấu hai trận tại Quảng Ngãi, và khi đang đá trận đầu tiên thì một quan chức của Tổng cục TDTT đang có mặt tại đây để họp về giải VĐQG đã yêu cầu không được đá tiếp trận thứ hai với lý do bóng đá nữ bị… cấm. Trước lý do hết sức vô lý này, tôi đã yêu cầu vị quan chức này đưa văn bản nào cấm ra để xem thì lại bị quật ngược ngắn gọn rằng: Không được cãi!⬝.

Đá nữa thì Schết⬝ mà không đá trận thứ hai theo hợp đồng thì không có đủ tiền để về. Thế là ông Hùng nghiến răng chơi luôn. Thậm chí biết đằng nào cũng bị kỷ luật nên ông liều mình nhận lời đá thêm bốn trận nữa ở các huyện Bồng Sơn, Tam Kỳ, Đức Phổ. Hậu quả của việc bất tuân thượng lệnh này là Tổng cục TDTT đã làm áp lực buộc Phòng TDTT quận 5 phải ra quyết định kỷ luật anh.

Giờ đây ngồi nhớ lại anh Hùng cười lớn bảo: SĐược cái lãnh đạo phòng hiểu và thông cảm với mình, nên quyết định kỷ luật này chỉ cho có để làm vui lòng cấp trên chứ thực tế mình chẳng sao cả. Nhưng đội nữ thì bị buộc phải giải tán!⬝.

Nhưng ở đời trong cái rủi lại có cái may. Tái ông thất mã mà! Nhờ đội quận 5 giải tán, lực lượng gom về đội quận 1 giúp nơi đây mạnh hơn, tạo được Scú đấm⬝ mạnh hơn…

Cũng chẳng khá hơn gì so với quận 5, bóng đá nữ ở quận 1 bắt đầu hơi sau một chút. Và cái thuở ban đầu cũng lắm ê chề. Nói gì thì nói, trong đầu của nhiều người vẫn khó chịu lắm cái chuyện chị em phụ nữ mặc quần đùi hùng hục đuổi theo quả bóng.

Vì thế, đã có lệnh từ một lãnh đạo TP ban xuống Sở TDTT bảo dẹp ngay cái trò ấy đi. Người ngang tàng như ông Tư Ngữ dễ gì có chuyện tuân thủ ngay tắp lự lệnh cấp trên, một khi trong đầu ông đã khẳng định rằng đấy là hướng đi đúng. Cuộc chiến của ông với lãnh đạo  nhiều lúc hết sức căng thẳng.

Trong đó, có một chuyến đã trở thành giai thoại của làng bóng nữ VN: trong một lần dẫn quân đi đá ở Đồng Nai, lãnh đạo Sở TDTT nhận được Smật báo⬝: SThầy Tư lại dẫn bọn Snữ tặc⬝ đi đá bóng⬝!  Vị lãnh đạo nọ cũng không vừa, không kịp điều cả xe hơi, nhảy phóc lên xe gắn máy đuổi theo bắt ngay. Như một trò ú tim giữa dân buôn lậu với quản lý thị trường.

Xe của ông Tư với nhóm Snữ tặc⬝ đang bon bon trên xa lộ thì cũng được biết mình đang bị săn đuổi. Ông lệnh ngay cho các nữ cầu thủ cúi rạp người xuống, dùng vải bạt trùm lên. Nhờ thế, dù Squản lý thị trường⬝ đuổi theo nhưng chẳng biết xe nào và cũng chẳng thấy lố nhố Snữ tặc⬝ để mà bắt!

Khai sinh cho bóng đá nữ

Lật lại lịch sử bóng đá nữ VN, thật ra người đi tiên phong không phải là ông Tư Ngữ. Hồi thập niên 1930, chúng ta đã có một đội nữ Cái Vồn (Vĩnh Long). Hay đội bóng được thành lập ra vẻ qui củ thật sự Tổng cuộc Thực phẩm của võ sư Lý Huỳnh Yến, ra đời ngày 4-9-1974.

Mười năm sau, những Quảng Ninh, quận 5 (TP.HCM) cũng bắt tay vào, nhưng chưa bao giờ bóng đá nữ được chính thức công nhận cả. Phải mãi đến khi ông Tư Ngữ vào cuộc, bằng những nước cờ rất Schính trị⬝, môn thể thao này mới chính thức được khai sinh.

Phải phát triển bóng đá nữ vì nhiều khả năng sẽ lấy vàng SEA Games trước cả nam. Ý nghĩ đó hình thành trong đầu ông Tư Ngữ một cách rất tình cờ: một buổi tối về khuya, ông đi ngang chợ Cầu Ông Lãnh và thấy một đám đông các bạn trẻ, nam có nữ có, chơi bóng đá trong lúc chờ hàng về mà bốc xếp.

Lúc ấy, lập tức trong đầu ông hiện lên câu hỏi: Tại sao không làm bóng đá nữ? Nam nữ bình quyền mà. Đàn ông đá bóng được thì cớ gì phụ nữ lại không? Chưa kể đây là môn mà thế giới cũng chỉ mới phát triển. Trong khu vực Đông Nam Á, sự vươn ra xã hội của phụ nữ VN hơn hẳn nhiều nước. Làm khéo chắc chắn bóng đá nữ sẽ có HCV trước cả nam đấy… Thế là ông về chỉ đạo ngay cho chủ nhiệm sân Tao Đàn lúc ấy là anh Phú sắp xếp sân bãi, mời các chị em vào đấy mà chơi.

Có điều bóng đá nữ bị một số người có trách nhiệm phản ứng hơi mạnh tay, và như thế làm sao chính thức ra đời được dù phong trào đã kha khá? Thế là trong đầu ông vạch ra một chiến dịch quảng bá và bắt tay thực hiện.

Tháng 5-1994, nhân việc tổ chức cuộc đua xe đạp kỷ niệm 40 năm chiến thắng Điện Biên, ông Smồi chài⬝ ông Hoàng Vĩnh Giang rằng Hà Nội đã có đội Hoa Học Trò, Quảng Ninh có đội Than và TP.HCM có đội quận 1, tại sao chúng ta không đưa ba đội đi đá biểu diễn bà con Tây Bắc nhân kỷ niệm 40 năm chiến thắng Điện Biên.

Ông Giang lập tức SOK⬝ ngay. Thế là Hòa Bình, Mộc Châu, Sơn La, Điện Biên… đâu đâu cũng tưng bừng xem bóng đá nữ vào buổi chiều, sau khi xem đua xe đạp vào buổi sáng. Cuộc đua ấy có vô số nhà báo đi theo và hoạt động ăn theo của bóng đá nữ cũng được khen nức nở! Chưa hết, một năm sau, ông bồi tiếp một cú Săn theo⬝ nữa ở cuộc đua SVề cội nguồn⬝ (thăm lại Pắc Bó).

Toàn những cuộc đua mang ý nghĩa lịch sử, chính trị to lớn nên sự ăn theo của bóng đá nữ cũng rất đáng kể. Sau những cuộc đua ấy, ông Tư được đánh giá rất cao, được tiếp kiến với toàn những nhân vật tầm cỡ. Và gặp ai ông cũng Sthổi⬝ một câu: SAnh (hay chú) thấy không, cả trăm đội bóng nam mà có đội nào đi phục vụ chính trị, được đồng bào Đông Bắc, Tây Bắc đón chào nồng nhiệt như bóng đá nữ đâu!⬝.

Người dân tán thành, nhiều lãnh đạo nhà nước gật đầu đồng ý, thế là bóng đá nữ chính thức ra đời. Năm 1997 đội tuyển nữ VN đầu tiên xuất ngoại đã đoạt ngay cúp vô địch tiền SEA Games tại Malaysia, ba tháng sau đoạt HCĐ SEA Games 19, nghỉ ngơi ở SEA Games 20 vì chủ nhà Brunei không tổ chức và cất cánh làm một mạch 3 HCV liên tiếp từ 2001-2005.

Một buổi sáng đầu năm 2006, ngồi với ông Tư Ngữ nhắc lại chuyện xưa. Dù đã 77 tuổi nhưng ông vẫn còn tráng kiện với giọng cười sảng khoái: SĐời tôi sướng nhất là vụ bóng đá nữ. Có điều mình muốn nhưng không có mấy cháu nó hi sinh thì cũng bằng thừa…⬝.

SHọ thật sự là những ngôi sao. Nhưng Ssao⬝ bóng đá nữ sao mà bình dị, sẵn sàng đứng bán bánh mì khi đã nổi tiếng, hay hết trận đấu đã trở về trên bục giảng trong tà áo dài thướt tha…

(Theo TTO)

Kỳ sau: Sao⬝ bình dị..