Bóng đá Công an: Một thời vang bóng

~ Đội CA Hà Nội, Hiển Scooc⬝ có những đồng đội giỏi, gắn bó như Điệp Slùn⬝, Đặng Scóc⬝, Quang Sbéo⬝, Nghị Schớp⬝, Thành SC⬝… Hồi đó, GĐ Công an TP. Hà Nội Nguyễn Văn Long từng nhận xét: SCác cầu thủ CA Hà Nội đã gây thiện…

~ Đội CA Hà Nội, Hiển Scooc⬝ có những đồng đội giỏi, gắn bó như Điệp Slùn⬝, Đặng Scóc⬝, Quang Sbéo⬝, Nghị Schớp⬝, Thành SC⬝… Hồi đó, GĐ Công an TP. Hà Nội Nguyễn Văn Long từng nhận xét: SCác cầu thủ CA Hà Nội đã gây thiện cảm hơn với người hâm mộ. Như vậy cũng có nghĩa là đã làm tốt nhiệm vụ chính trị cho lực lượng CAND⬝.

Cách nay hàng chục năm, lực lượng Công an nhân dân đã đóng góp vào làng bóng đá Việt Nam nhiều đội bóng đá đẳng cấp quốc gia với sự góp mặt của nhiều cầu thủ nổi tiếng. Đó là Đội bóng đá Thanh niên Bộ Công an, Đội Công an Hà Nội, Đội Công an Hải Phòng…

Giờ đây, có đội đã giải thể, có đội đã chuyển giao cho doanh nghiệp quản lý, nhưng bề dày thành tích gắn liền với tên tuổi những cầu thủ vang bóng một thời vẫn còn đọng lại trong ký ức của hàng triệu người mến mộ ở mọi miền đất nước.

Tiền đạo Từ Như Hiển – một ngôi sao sáng trên bầu trời bóng đá

Ngày trước, tiền đạo Từ Như Hiển mang áo số 10, nổi tiếng là cầu thủ có tốc độ bứt phá cực nhanh, bên cánh trái. Anh vừa chạy vừa sút căng bằng chân trái một cách điệu nghệ, khiến cho nhiều hậu vệ đối phương phải Sôm hận⬝.

Cao 1,71m, nặng 65kg; gương mặt và dáng chạy giống STây⬝; thi thoảng nói pha tiếng Pháp, anh được gán cho biệt danh Hiển Scooc⬝. Là con của một gia đình Việt kiều sinh sống ở Tân Đảo (New Caledonia) về nước năm 1963, mang theo niềm đam mê bóng đá cuồng nhiệt, hành trang của Hiển Scooc⬝ mang về nước là hai thùng đựng giày đá bóng của Pháp sản xuất.

Vì nổi tiếng từ khi ở Tân Đảo nên khi Từ Như Hiển vừa đặt chân về nước, đã có nhiều đội bóng danh tiếng đến mời chào, nhưng cuối cùng anh đã nhận lời về với đội bóng đá Công an Hà Nội.

Kể từ đầu năm 1964, đến những năm sau này Hiển Scooc⬝ và anh trai là Từ Như Thành đã góp phần làm cho Đội Công an Hà Nội trở nên nổi tiếng. Trong cả 3 giải mà Đội Công an Hà Nội vô địch vào năm 1964 là Giải Tổng Công đoàn, Giải chào mừng 10 năm giải phóng Thủ đô và Giải toàn miền Bắc, Hiển Scooc⬝ đều là SVua phá lưới⬝.

Một năm sau, khi mới 19 tuổi, Hiển Scooc⬝ đã được chọn vào đội tuyển quốc gia, sát cánh cùng với những cầu thủ xuất sắc thời đó như Lê Thế Thọ, Trần Duy Long, Hoàng Tiến Nghị, Lê Đình Chính…

Từ Như Hiển được đánh giá là tiền đạo hay nhất Việt Nam thập kỷ 60 và 70 của thế kỷ trước. Tuy vậy, anh vẫn khiêm tốn nói với tôi: SĐúng là tôi có chút ít năng khiếu nhưng may mắn là sinh ra trong một gia đình thể thao, có môi trường văn hoá tốt, lại được những người thầy nghiêm khắc chỉ bảo nên mới có điều kiện cống hiến hết khả năng của mình⬝.

 

Trong gia đình tiền đạo Từ Như Hiển còn có hai người em trai là Từ Như Sơn đá cho Đội Công an Hà Nội, Từ Như Quang đá cho Đội Đường sắt Việt Nam. Sau đó, con trai anh là Từ Minh Hải cũng một thời đá cho Đội Công an Hà Nội.

~ Đội Công an Hà Nội trước đây, Hiển Scooc⬝ có những đồng đội giỏi, gắn bó như Điệp Slùn⬝, Đặng Scóc⬝, Quang Sbéo⬝, Nghị Schớp⬝, Thành SC⬝… Hồi đó, Giám đốc Công an TP. Hà Nội Nguyễn Văn Long đã từng nhận xét: STừ Như Hiển cùng các cầu thủ Đội Công an Hà Nội đã gây thiện cảm hơn với người hâm mộ. Như vậy cũng có nghĩa là đã làm tốt nhiệm vụ chính trị cho lực lượng CAND⬝.

Năm 1982, khi đã ở tuổi 38, tiền đạo Từ Như Hiển rời sân cỏ. Anh làm huấn luyện viên U16 của Công an Hà Nội trong 2 năm rồi giã từ nghiệp bóng đá.

Giờ đây, cứ cuối tuần, anh lại dẫn cháu đích tôn là Từ Hoàng Long (13 tuổi) đi tập đá bóng ở sân Hoàng Cầu, với hy vọng thằng nhỏ sẽ nối nghiệp ông nội để trở thành một tuyển thủ cừ khôi: Anh bảo: SNếu được thế thì còn vui gì bằng!⬝.

Tiền vệ Nguyễn Ngọc Điệp – hết mình khi xung trận

Là đồng đội của tiền đạo Từ Như Hiển, Nguyễn Ngọc Điệp (biệt danh Điệp Slùn⬝) là tiền vệ xuất sắc của Đội Công an Hà Nội và Đội tuyển quốc gia những năm cuối 60 và 70 của thế kỷ XX. Mang áo số 8, chiều cao Skhiêm tốn⬝ (1,60m), nhưng Điệp Slùn⬝ là một trong những tiền vệ xuất sắc nhất Việt Nam thời đó bởi kỹ thuật điêu luyện, có nhãn quan chiến thuật tốt, xử lý thông minh, độ lỳ và chơi rất bền bỉ.

Tiền vệ Điệp Slùn⬝ được SCầu thủ vàng⬝ Việt Nam Lê Thế Thọ cho là Smẫu tiền vệ tiêu biểu của Việt Nam, đủ sức cày xới và làm chủ khu trung tuyến⬝. Có thể hơi cường điệu một chút, các fan cho rằng, trận nào của Công an Hà Nội mà không có Điệp Slùn⬝ thì tiền đạo Hiển Scooc⬝ coi như bị… tịt ngòi!

Khi đã xung trận, Điệp Slùn⬝ đá hết mình, phối hợp ăn ý với tiền đạo. Tiền vệ Điệp Slùn⬝ còn được coi là một SVua sức bền⬝ vì hiếm có tiền vệ nào ở nước ta có độ bền trong suốt nhiều năm như vậy, và mỗi trận anh thường đá trọn 90″, hiếm khi phải thay người.

Trong cuộc đời cầu thủ, Từ Như Hiển đã nhiều lần cùng đồng nghiệp Đội tuyển quốc gia và Đội Công an Hà Nội in dấu chân trên sân cỏ tại nhiều nước như Liên Xô, Trung Quốc, CHDC Đức, Bulgaria, Hungary, CHDCND Triều Tiên, Cuba, Campuchia… Trong đó có những trận đấu Snảy lửa⬝ với Đội tuyển Quân đội (CSKA) và Công an (Dinamo) ở Liên Xô và Đông u trước đây.

Mãi tới năm 1982, khi đã 38 tuổi, anh mới chia tay với sự nghiệp cầu thủ, chuyển sang làm HLV Đội Công an Hà Nội. Năm 2000, sau hơn 30 năm theo nghiệp cầu thủ và HLV bóng đá, anh nghỉ hưu với quân hàm Trung tá An ninh.

Hiện nay, anh  cùng anh Nguyễn Văn Hùng (cũng là một cựu cầu thủ Công an Hà Nội) quản lý nhà hàng cà phê Phố ở 15 Lý Thường Kiệt – Hà Nội.

Tiền đạo Lê Văn Đặng – nỗi lo của đối phương bên cánh phải

Là đồng nghiệp cùng Đội Công an Hà Nội với các danh thủ Từ Như Hiển, Nguyễn Ngọc Điệp, tiền đạo Lê Văn Đặng đã có 20 năm đá bóng, nhiều năm mang áo số 11, lại có điểm khác họ. Anh điềm tĩnh, ít nói nhưng khi xung trận thì đá lăn xả, không ngại va chạm.

Sinh năm 1947, hơn 10 năm đã mê đá bóng quên ăn, 17 tuổi được chọn vào Trường huấn luyện, sau đó được tuyển vào Đội tuyển quốc gia. Năm 1968, khi đội giải thể, anh chuyển sang đá cho Đội Công an Hà Nội.

Năm 1986, anh từ giã sự nghiệp cầu thủ rồi đi học cao học Đại học TDTT. Ra trường năm 1980, anh về làm HLV cho Đội Công an Hà Nội.

Sau khi nghỉ hưu, anh làm HLV đội bóng đá nữ Quảng Ninh và đội U17 của Liên đoàn Bóng đá Việt Nam rồi mới chịu nghỉ.

Đương thời, tiền đạo Lê Văn Đặng chuyên đá cánh phải, có thể so sánh với Ba Đẻn (đội Thể Công) đều là người tuy không cao to nhưng có tố chất cực kỳ khéo léo. Hai người luôn được đặt lên Sbàn cân⬝ để khán giả bình luận, so sánh.

Tiền đạo Lê Văn Đặng đã có 7 lần đi tập huấn và thi đấu ở nước ngoài, lần lâu nhất là năm 1971 đi Cuba tập huấn 1 tháng rưỡi. Năm 1980, anh là Đội trưởng đội tập huấn A1 dự giải giữa 2 miền Bắc – Nam lần đầu tiên tổ chức. Tại giải này, Đội Công an Hà Nội đoạt giải nhì và anh được bầu chọn là cầu thủ xuất sắc nhất.

Năm 1984, Đội Công an Hà Nội thắng Đội Thể Công để đoạt chức vô địch toàn quốc, lúc đó anh là cầu thủ lớn tuổi nhất (37 tuổi). Hồi trước, tiền đạo Lê Văn Đặng có niềm vinh dự được Thủ tướng Phạm Văn Đồng tặng Bằng khen vì có nhiều cống hiến cho nền thể thao CAND.

Năm 2001, khi đã 55 tuổi, anh nghỉ hưu, tuy vậy cho tới bây giờ niềm đam mê bóng đá vẫn còn cháy bỏng.

Theo CAND